Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp trong việc chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học Ninh Thân

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 357.16 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của đề tài này là đề xuất các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tại trường tiểu học Ninh Thân. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp trong việc chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học Ninh Thân PHÒNG GDĐT NINH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH NINH THÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Kính gửi: Hội đồng Xét duyệt sáng kiến thị xã. BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017-2018Đề tài: Một số giải pháp trong việc chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các hoạtđộng giáo dục tại trường tiểu học Ninh Thân. Người thực hiện: Lê Việt Hùng Sinh năm 1969 Chức vụ: Phó Hiệu trưởng. Đơn vị công tác: Trường TH Ninh Thân. Trình độ chuyên môn: Cao Đẳng SP Đề tài chuyên môn: Quản lý chuyên môn tiểu học. Thời gian thực hiện SKKN: Năm học 2016-2017 và năm học 2017-2018 Đạt CSTĐCS từ năm: 2011, 2012, 2016, 2017. A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Năm học 2017-2018 Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 20-CTr/TU ngày24/4/2014 của Tỉnh ủy Khánh Hòa, Kế hoạch 5369/KH-UBND của UBND tỉnh KhánhHòa, Kế hoạch 1082/KH-SGDĐT của Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện “đổimới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóatrong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì vấn đề phát triển nguồnnhân lực để thực hiện sự nghiệp đó là vấn đề vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà Đảng tađã xác định: Con người Việt Nam vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển. Chính vì mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách con người cần được phát triển và quántriệt một cách triệt để trong các nhà trường. Con người phát triển toàn diện vể nhân cách làsự kết hợp hài hoà của phẩm chất và và năng lực (cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,phong phú về tâm hồn, trong sáng về đạo đức). Con người mới trong thời kì công nghiệphoá, hiện đại hoá ngoài việc nắm vững tri thức, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, cóphẩm chất đạo đức tốt thì cần phải có kĩ năng sống, kĩ năng hoà nhập. Ở bậc tiểu học là bậc tạo nền tảng cho học sinh phát triển, vì vậy ngoài việc trang bị chohọc sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo dục học sinh có kỹnăng sống, kỹ năng làm người để học sinh có thêm kinh nghiệm thích ứng với môi trường,xã hội mới. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụhuynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối vớihọc sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đào tạo con người với đầy đủcác mặt “đức, trí, thể, mỹ” để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh giúp học sinh tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngàynhư: tự chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội,… để cácem chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệmình. Với những lý do và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng cho học sinh, tôi đã chọnsáng kiến về “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các hoạt động giáo dục tại trườngtiểu học Ninh Thân”. 1. Mục đích đề tài: Đề xuất các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhằmthực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tại trường tiểu học Ninh Thân. a) Đối tượng nghiên cứu: Học sinh và giáo viên tại trường tiểu học Ninh Thân. b) Cở sở nghiên cứu: Cơ sở nghiên cứu của đề tài là thông qua các hoạt động dạy- học và hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên và học sinh trường tiểu học Ninh Thân. c) Nhiệm vụ nghiên cứu: Chỉ ra được thực trạng và yêu cầu cần thiết phải tập trung nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại trường tiểu học Ninh Thân. 2. Phương pháp: a) Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp khảo sát, quan sát thực tế giáo viên và học sinh; phương pháp điều tra, nghiên cứu; Phương pháp phân tích, tổng hợp. b) Giới hạn đề tài: Công tác quản lý chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống tại trường tiểu học trong năm học 2016-2017 và năm học 2017-2018. II. THỰC TRẠNG a) Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Phòng GD &ĐT, lãnh đạo nhà trườngvà ý thức cao của tập thể giáo viên. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên nhà trường ổn định, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đứctốt, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương, nhiệt tình trong công việc và có khảnăng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hoạt động chuyên môn của nhà trường trong nhiều năm cónền nếp, chất lượng dạy và học được nâng lên qua từng năm học. Học sinh bước đầu có những hứng thú và tích cực trong các hoạt động giáo dục. Phụhuynh học sinh cũng đã quan tâm đến việc phối hợp cùng nhà trường giáo dục Kĩ năngsống cho học sinh. Cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện dạy học tương đối đảm bảo. b) Khó khăn Học sinh phần lớn ở vùng nông thôn nên kĩ năng sống còn hạn hẹp chậm phát triển, chưa mạnh dạn trong giao tiếp hằng ngày, khả năng diễn đạt, chia sẽ trước tập thể còn yếu. 2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn còn thiếu và chưa đồng bộ. c/ Thực trạng chung và cụ thể của trường. Nhìn chung công tác giáo dục kỹ năng sống đã được thực hiện nhiều năm nay, nhưngvẫn còn nhiều hạn chế trong công tác thực hiện của giáo viên và học sinh. Đối với học sinh : Các em vẫn còn nhút nhát, ngại giao tiếp, lúng túng khi đặt vào tìnhhuống có vấn đề yêu cầu cần giải quyết. Tỷ lệ học sinh có những kĩ năng sống cơ bản, bướcđầu bày tỏ và thể hiện ra hành vi, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày chưa cao. Tỷ lệ họcsinh học sinh biết xử lí và giải quyết được mâu thuẫn theo cách tích cực, chủ động chưa đạthiệu quả theo yêu cầu đặt ra. Đối với giáo viên: Mặc dù giáo viên đã nhận thức được bản chất, mức độ cần thiết phải ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: