Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm dạy Âm cho học sinh lớp 4

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.14 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này thông qua việc nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực tiễn và chia sẻ một số kinh nghiệm đã rút ra trong quá trình dạy âm cho học sinh lớp 4 góp phần nâng cao năng lực Tiếng Anh của học sinh tiểu học, nhất là khả năng phát âm và giao tiếp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm dạy Âm cho học sinh lớp 4 UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY ÂM CHO HỌC SINH LỚP 4 Môn : Tiếng Anh Cấp học : Tiểu học Tên tác giả : Dương Thị Thúy Ngọc Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC 2019 – 2020 Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4 I. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Quyết định số 1400/QĐ – TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủđã phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân,giai đoạn 2008-2020”, trong đó quy định ngoại ngữ số một được dạy và họctrong hệ thống giáo dục quốc dân là Tiếng Anh, xây dựng và ban hành khungtrình độ năng lực ngoại ngữ gồm 6 bậc tương thích với các tiêu chí của khungtham chiếu Châu Âu. Học sinh hoàn thành bậc tiểu học phải đạt chuẩn bậc1(A1). Quyết định số 2080/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về điềuchỉnh, bổ sung Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân,giai đoạn 2017-2025” cũng đã nêu: Đối với giáo dục phổ thông hoàn thành việcban hành chương trình môn ngoại ngữ tự chọn lớp 1 và lớp 2 vào năm 2020; đếnnăm 2025, phấn đấu 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 được học chương trìnhngoại ngữ 10 năm (bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12). Chính vì vậy trong những năm gần đây, việc dạy và học Tiếng Anh chohọc sinh tiểu học đã và đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các cấplãnh đạo, các nhà giáo dục, giáo viên, phụ huynh và cộng đồng xã hội. Cá nhân tôi sau khi nghiên lý luận về đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học;nắm bắt đặc điểm đối tượng học sinh mình phụ trách; tìm hiểu nội dung chươngtrình sách giáo khoa Tiếng Anh 3, Tiếng Anh 4, Tiếng Anh 5 tôi nhận thấy: Thứ nhất, học sinh tiểu học tiếp thu ngôn ngữ và vận dụng ngôn ngữ mộtcách rất tự nhiên, không gượng ép. Thứ hai, các em không chú trọng việc học âm một cách bài bản mà chỉdừng lại ở cách học theo cảm hứng, thích thì học, không thích thì bỏ qua. Điềunày ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giao tiếp của các em bởi lẽ khi phát âmkhông chuẩn thì các em thường né tránh giao tiếp, hoặc nếu có giao tiếp thì cũngdễ dẫn đến việc người nghe hiểu sai một số nội dung. Thứ ba, nội dung chương trình, hình thức trình bày sách giáo khoa TiếngAnh 3, Tiếng Anh 4, Tiếng Anh 5 được biên soạn, trình bày rất phù hợp với đặcđiểm nhận thức, đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Các giáo trìnhrất chú trọng việc dạy âm trong mỗi đơn vị bài học. Thông qua dạy âm để khơidậy sự sáng tạo, phát huy các sở trường, năng khiếu của học sinh như: hát, múa,vẽ, đóng kịch, làm dự án, làm việc nhóm…(Thể hiện rõ nét ở lesson 3 của mỗiUnit) Có thể nói Tiếng Anh là môn học về kiến thức ngôn ngữ, khả năng giaotiếp và mục đích cuối cùng là sử dụng Tiếng Anh được học một cách thành thạo 1/16 Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giao tiếp giao tiếp. Để nâng cao kỹ năngnói Tiếng Anh và khả năng giao tiếp quốc tế thì việc dạy âm và rèn cách phátâm cho học sinh ngay từ khi bắt đầu được học là vô cùng quan trọng. Dạy TiếngAnh ở bậc tiểu học đã được 10 năm, bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào đểhọc sinh của mình hứng thú trong việc học ngôn ngữ mới trong khi việc sử dụngtiếng mẹ đẻ còn chưa thuần thục, chưa trôi chảy…Và tôi nhận thấy rằng việcdạy âm cho học sinh cũng như bắt đầu dạy một đứa trẻ tập nói vì thế đòi hỏi sựtỉ mỉ, chi tiết nhưng phải thật tự nhiên, không áp lực. Từ những lý do và đặc điểm thực tiễn nêu trên, tôi đã luôn cố gắng tìm tòi,đổi mới phương pháp dạy âm cho học sinh trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủđộng của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, đồng thời khai thác triệt đểnhững tiện ích của giáo trình. Với những nỗ lực đó của bản thân, việc dạy âmcho học sinh khối 4 mà tôi phụ trách đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Đề tài “Một sốkinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4” được tôi lựa chọn với mục đích là đểchia sẻ những kinh nghiệm của bản thân, đồng thời mong nhận được những ýkiến đóng góp của Hội đồng nghiên cứu khoa học các cấp, của đồng nghiệp đểviệc dạy âm cho học sinh tiểu học đạt hiệu quả hơn nữa. 2. Mục đích, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu 2.1.Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực tiễn và chia sẻ một số kinhnghiệm đã rút ra trong quá trình dạy âm cho học sinh lớp 4 góp phần nâng caonăng lực Tiếng Anh của học sinh tiểu học, nhất là khả năng phát âm và giaotiếp. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Một số kinh nghiệm rút ra trong quá trình dạy âm cho học sinh lớp 4. 2.3.Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về thời gian và điều kiện ti ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: