Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 290.71 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay và qua thực tiễn công tác giảng dạy. Nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra những giải pháp về công tác giáo giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong giai đoạn hiện nay là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người làm công tác giáo dục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ BIỆN PHÁPGIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TIỂU HỌC HIỆN NAY Họ và tên: Ngô Văn Nam Đơn vị công tác:Trường Tiểu học Phú Thủy Phú Thủy, tháng 5 năm 2017 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TIỂU HỌC HIỆN NAY A. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục là sự nghiệp trồng người, với mục tiêu đào tạo ra những công dân tốtcho đất nước. Để đào tạo được những công dân tốt trong tương lai thì phải kết hợpchặt chẽ giữa dạy kiến thức văn hóa với dạy người, giữa truyền thụ tinh hoa tri thứcnhân loại với những giá trị truyền thống của dân tộc, giữa giáo dục tri thức khoa họcvới giáo dục đạo đức. Chiến lược Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010-2020 xác định:“Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa,đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Hiện nay, do sự tác động và ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường làm chođạo đức xã hội có chiều hướng giảm sút. Các hiện tượng học sinh vô lễ với thầy giáo,cô giáo và những người sinh thành, dưỡng dục mình; học sinh tụ tập thành băngnhóm quậy phá, ăn chơi, hút chích, đánh nhau… không còn hiếm. Nguyên nhân củanhững hiện tượng trên có nhiều, nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản là sựxuống cấp đạo đức học sinh đi cùng với sự xuống cấp đạo đức xã hội; việc giáo dụcđạo đức cho các em còn nhiều hạn chế, cả về nội dung và phương pháp, sự quan tâmcho các em của nhà trường, xã hội và gia đình. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc bồi dưỡng và xây dựngnhững con người xã hội chủ nghĩa. Trong nhiều bài viết, bài nói chuyện của mìnhNgười đều nhấn mạnh: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hộichủ nghĩa”. Con người mới xã hội chủ nghĩa là những người có đạo đức và tri thức,là những người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người hoànthiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức. Nhân cáchcủa con người muốn được xây dựng và phát triển cần bắt đầu ngay từ khi mới sinh ravà đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường. Có thể nói, việc hình thành vàphát triển các phẩm chất đạo đức, tri thức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụhết sức quan trọng và cấp thiết, đây cũng là một trong những nhiệm vụ của nhà 2trường nói riêng, của ngành giáo dục nói chung cần phải thực hiện. Vì vậy công tácgiáo dục trước tiên phải đặt chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho học sinh, coi đó là cáicăn bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách. Khi nói đến nhân cách của việc họctrong chế độ mới chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Bây giờ phải học; học để yêu Tổquốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức”. Học để có đạo đức,để hành động có đạo đức, để yêu đạo đức. Đó là một tư tưởng lớn của thời đại, mộtđịnh hướng đúng đắn và quan trọng của nền giáo dục hiện đại. Ngày nay, với nhữngthành tựu vĩ đại của cách mạng khoa học và kỹ thuật, con người nắm trong tay nhữngtư tưởng và khoa học hết sức sáng tạo, to lớn. Bước tiến phi thường đó của xã hội loàingười đòi hỏi mỗi con người, mỗi dân tộc nhất thiết phải có tâm hồn và đạo đức trongsáng của lòng nhân ái. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức màkhông có tài làm việc gì cũng khó”. Đức là nền tảng tạo đà cho tài phát triển, tài làm chođức phát triển toàn diện vững chắc làm gia tăng các giá trị xã hội cho mỗi người. Ngườicòn nhấn mạnh: “ Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạođức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thìcó tài cũng vô dụng ”. Người Việt Nam từ xưa đã có biết bao truyền thống tốt đẹp. Truyền thống tônsư trọng đạo được người Việt Nam tôn vinh, người thầy được kính trọng và đề cao.Song, do sự du nhập của nhiều nguồn văn hóa không lành mạnh và do xu thế cơ chếthị trường hiện nay thì việc giáo dục đạo đức có ít nhiều bị ảnh hưởng. Trước đâytrong các trường học, hiện tượng vô lễ với giáo viên, nói tục chửi bậy là rất hiếm, ýthức kỷ luật của học sinh rất tốt, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái rất cao.Trong gia đình con cháu yêu thương ông bà, cha mẹ, ở trường học trò kính yêu, lễphép với thầy cô giáo. Song do xu thế phát triển của xã hội, các trào lưu văn hóakhông lành mạnh du nhập vào nước ta đã làm chất lượng đạo đức đang bị suy giảmtrông thấy, trong các nhà trường hiện tượng vô lễ, nói tục chửi bậy tăng lên, phongtrào học tập một số ít có chiều hướng đi xuống, hiện tượng lười học, chán học tăngvọt, truyền thống tôn sư trọng đạo bị giảm sút. Ngoài xã hội xuất hiện nhiều tiêu cực,tệ nạn xã hội gia tăng và tràn lan khắp mọi nơi. Có những gia đình cha mẹ cuốn theocơn lốc xoáy của kinh tế thị trường nên đã quên đi trách nhiệm giáo dục con cái vàchính sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình làm cho giá trị đạo đức bị giảm sút 3nghiêm trọng. Trước thực trạng đó đạo đức càng trở nên cần thiết và quan trọng. Thếhệ trẻ hôm nay là tương lai của đất nước ngày mai. Vì vậy, mọi nhà trường cần phảicoi trọng và ngày càng làm tốt hơn việc bồi dưỡng đạo đức cho thế hệ trẻ đang lớnlên và tiến hành ngay từ cấpTiểu học đó là điều rất cần thiết. Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn nêu trên, để góp phần vào công tácgiáo dục đạo đức cho học sinh tiểu h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: