Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 306.88 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến là hình thành năng lực cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH Ở PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2 Lĩnh vực : Tiếng Việt Cấp học : Tiểu học Tên Tác giả : Mai Thị Thu Ngọc Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung Chức vụ : Giáo viên cơ bản NĂM HỌC 2019 -2020Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2/17 Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 Bao đời nay những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa,khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và những người đương thờiđều được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếpthu nền văn minh của loài người, không có một cuộc sống bình thường, có hạnhphúc trong xã hội hiện đại. Biết đọc con người sẽ có khả năng chế ngự mộtphương tiện văn hóa cơ bản, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác, đặcbiệt khi đọc một tác phẩm văn chương con người không chỉ thức tỉnh nhận thứcmà còn rung động tình cảm, nẩy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lựchành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Chính vì lẽ trên, dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn, đặc biệt là ở cấp họctiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học...Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnhđược một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Như vậy đọc có một ýnghĩa to lớn còn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Thấy được tầm quan trọng đó của đọc với học sinh, trong quá trình dạyđọc tôi luôn chú trọng tìm hiểu, đúc rút kinh nghiệm giúp học sinh có thể đọctốt. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn chủ đề Sáng kiến kinh nghiệm “Một sốphương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc ở lớp 2”. II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1. NHIỆM VỤ DẠY ĐỌC - Hình thành năng lực cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩnăng: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc diễn cảm. - Giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làmviệc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh. - Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho họcsinh. - Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh. - Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. 2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2 2.1. Phát triển kĩ năng đọc, nghe và nói cho học sinh * Đọc thành tiếng: - Phát âm đúng. - Ngắt nghỉ hơi hợp lí. - Cường độ đọc vừa phải (không đọc quá to hay quá lí nhí) - Tốc độ đọc vừa phải (không ê a, ngắc ngứ hay liến thoắng), đạt yêu cầukhoảng 50 tiếng/ 1phút. * Đọc thầm và hiểu nội dung: 3/17 Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 - Biết đọc không thành tiếng, không mấp máy môi. - Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc); nắm được nộidung của câu, đoạn hoặc bài đã đọc. * Nghe: - Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. - Nghe - hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy cô. - Nghe - hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của các bạn. * Nói: - Biết trao đổi với các bạn trong nhóm học tập về bài đọc. - Biết cách trả lời các câu hỏi về bài đọc. 2.2. Trau dồi vốn tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sựhiểu biết của học sinh về cuộc sống: - Làm giàu và tích cực hóa vốn từ, vốn diễn đạt. - Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, hìnhthành một số kĩ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của bản thân. - Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phánđoán...). 3. NỘI DUNG DẠY HỌC a. Số lượng, thời lượng học - Trung bình, một tuần, học sinh được học 2 bài tập đọc, trong đó có mộtbài học trong 2 tiết, một bài còn lại được học trong một tiết. b. Các loại bài tập đọc - Có 64 bài tập đọc bao gồm văn bản văn học,văn bản khoa học, báo chí,hành chính (tự thuật, thời khóa biểu, thờ gian biểu, mục lục sách...) thông quanhững văn bản này cung cấp cho các em một số kĩ năng cần thiết trong đời sống,bước đầu xác lập mối quan hệ giữa học với hành, giữa nhà trường và xã hội. - Có 32 bài tập đọc được dạy trong 2 tiết và 32 bài được dạy trong 1 tiết.Những bài dạy trong 2 tiết đều là truyện kể, đóng vai trò chình trong mỗi chủđiểm. Học sinh có 1 tiết để kể lại nội dung truyện hoặc tập phân vai, dựng lạicâu chuyện theo kiểu hoạt cảnh (tiết Kể chuyện), và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: