Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 322.34 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (32 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung chính của đề tài là góp phần đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn ở lớp 4 theo hướng tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, người giáo viên phải biết lựa chọn các phương pháp, hình thức dạy sao cho phù hợp, vận dụng sáng tạo trong từng tiết dạy, từng bài học, gây hứng thú cho HS trong giờ tập làm văn tiến tới nhiều em thích môn văn, học giỏi văn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN KĨ NĂNG TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4 Lĩnh vực : Tiếng Việt Cấp học : Tiểu học Tên Tác giả : Nguyễn Thị Huyền Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung Chức vụ : Giáo viên cơ bản NĂM HỌC 2019 -2020 Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: 1. Cơ sở lí luận Tiếng Việt ở trường Tiểu học được dạy và học thông qua tám phân mônkhác nhau: Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Từ ngữ, Ngữ pháp, Kểchuyện, Tập làm văn. Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạyhọc Tiếng Việt. Phân mônTập làm văn vận dụng các hiểu biết và kĩ năng vềTiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phầnhoàn thiện chúng. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, học sinh cần phảihoàn thiện bốn kĩ năng nghe nói, đọc, viết, phải vận dụng các kiến thức về TiếngViệt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiệnvà nâng cao dần. Bên cạnh đó, việc rèn luyện tâm hồn, cảm xúc và việc tăng vốnsống, vốn hiểu biết của các em cũng là yêu cầu cần quan tâm. Phân môn Tậplàm văn góp phần cùng các môn học khác rèn luyện tư duy phát triển ngôn ngữvà hình thành nhân cách cho học sinh. Với kiểu bài kể chuyện góp phần rènluyện tư duy hình tượng, từ óc quan sát tới trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiệncác chi tiết đã quan sát được tới khả năng nhào nặn các vật liệu có thực trong đờisống để xây dựng nên nhân vật, xây dựng cốt truyện... giúp cho HS phát triểnvốn từ thì kiểu bài miêu tả lại đem đến cho các em các kĩ năng quan sát, vậndụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, hoán dụ ... làm cho các emthêm yêu mến gắn bó với thiên nhiên với những người và việc chung quanh nảynở. Các em thấy vẻ đẹp của một buổi bình minh, một cây phượng ra hoa, mộtcon mèo tam thể, thấy dáng vẻ đáng yêu của một em bé tập đi, của một cụ giàthương con quý cháu... Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em được hìnhthành và phát triển. 2. Cơ sở thực tiễn Tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn nói chung, dạng bài văn miêutả của lớp 4 nói riêng là như vậy. Nhưng trên thực tế, qua những năm giảng dạynhiều năm ở lớp 4, tôi nhận thấy học sinh thường không có hứng thú với phânmôn Tập làm văn đặc biệt rất sợ làm văn thể loại miêu tả. Bài văn của các emthường rất sơ sài bố cục không chặt chẽ, diễn đạt lủng củng, tả hay liệt kê.Nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa có kĩ năng quan sát, vốn hiểu biết thựctế còn nghèo nàn. Các em chưa biết diễn đạt câu văn có hình ảnh, có cảm xúc ...điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập. Vậy làm thế nào để gây hứngthú cho học sinh trong tiết Tập làm văn, tôi luôn chú ý tới đổi mới phương phápdạy học, sử dụng linh hoạt các phương pháp sao cho phù hợp từng bài dạy, từng 1/30 Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4hoạt động. Chính vì lẽ đó tôi chọn nghiên cứu đề tài “Một số phương pháp rènkĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4”. II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Để góp phần đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn ở lớp 4 theo hướngtích cực chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở đặc điểm tâm sinh lý củahọc sinh, người giáo viên phải biết lựa chọn các phương pháp, hình thức dạy saocho phù hợp, vận dụng sáng tạo trong từng tiết dạy, từng bài học, gây hứng thúcho HS trong giờ tập làm văn tiến tới nhiều em thích môn văn, học giỏi văn. Trong các phương pháp dạy học môn Tập làm văn thì rèn kĩ năng viết vànói giúp các em phát triển ngôn ngữ, giáo dục lòng yêu thiên nhiên thì kĩ năngquan sát trong văn miêu tả rất quan trọng, tiếp sau đó là kĩ năng phân tích đềbài, kĩ năng tìm ý và lựa chọn ý, kĩ năng xây dựng dàn ý. Để viết được đoạnvăn, bài văn miêu tả hay tôi nhận thấy HS còn phải rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu,viết đoạn văn, liên kết đoạn thành bài. Sau khi viết xong HS biết tự kiểm tra kếtquả đó là kĩ năng phát hiện lỗi (lỗi dùng từ, lỗi chính tả, đặt câu đến lỗi viết văn,từ lỗi thuộc về kĩ năng đến lỗi thuộc về nội dung, tình cảm ... được thể hiệntrong bài và sửa chữa lỗi) Người giáo viên muốn dạy tốt phân môn Tập làm văn không những cầnquan tâm rèn luyện các kĩ năng làm bài mà còn cần quan tâm đến việc bồidưỡng tâm hồn, cảm xúc, mở rộng và nâng cao vốn hiểu biết, vốn sống chocác em. Chỉ có như vậy các kĩ năng mới có nội dung phong phú, đạt hiệu quả.Thông qua việc rèn kĩ năng trên chính là hướng đổi mới nhằm làm cho các giờdạy Tập làm văn trở nên hấp dẫn đối với học sinh. III. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 4A1 Trường Tiểu học Thanh Xuân ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: