Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tạo đam mê cho học sinh lớp Bốn học Tin học với phần mềm Logo

Số trang: 26      Loại file: docx      Dung lượng: 1.59 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Tạo đam mê cho học sinh lớp Bốn học Tin học với phần mềm Logo" nhằm nắm những kiến thức tiền đề để các em tiếp tục học tốt phần mềm Logo ở năm học lớp Năm và nó cũng giúp các em phát triển khả năng tư duy sáng tạo, tìm tòi khám phá trong học tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tạo đam mê cho học sinh lớp Bốn học Tin học với phần mềm Logo ĐẶT VẤN ĐỀ1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, thành tựu mới của khoa học và côngnghệ nửa cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI đang làm thay đổi hình thứcvà nội dung các hoạt động kinh tế, văn hoá và xã hội của loài người. Mộtsố quốc gia phát triển đã bắt đầu chuyển dần từ văn minh công nghiệpsang văn minh thông tin. Các quốc gia đang phát triển tích cực áp dụngnhững tiến bộ mới của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệthông tin, để phát triển và hội nhập. Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnhmẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học.Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một “xã hội học tập”. Mặtkhác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triểncủa công nghệ thông tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực chocông nghệ thông tin. Nhận thức được tầm quan trọng đó Nhà nước ta đã đưa môn Tinhọc vào trong các nhà trường và cấp học Tiểu học cũng không ngoại lệ. Tin học là môn học mới mang tính khoa học và công nghệ, tốc độphát triển và thay đổi rất nhanh. Tuy nhiên đối với cấp học Tiểu học, Tinhọc là môn học tự chọn (đối với học sinh lớp 4, lớp 5), nhưng vớichương trình Giáo dục phổ thông mới 2018 thì môn Tin học (đối với họcsinh lớp 3) là môn học chính khóa. Nội dung chủ yếu là sử dụng cácphần mềm mang tính giáo dục, phần mềm hỗ trợ dạy – học, phần mềmsoạn thảo văn bản, phần mềm đồ họa,... và đặc biệt học sinh được họctập thông qua hoạt động với mức độ tương tác trực tiếp trong một vi thếgiới đó là phần mềm Logo. Logo là phần mềm máy tính giúp các em vừa học vừa chơi mộtcách bổ ích. Các em sẽ viết các dòng lệnh để điều khiển Rùa di chuyểntrên màn hình và Rùa sẽ dùng bút màu vẽ lại chặng đường đã đi qua. Bản chất Logo là một ngôn ngữ lập trình, có đầy đủ các đặc điểmcủa một ngôn ngữ máy tính, xuất phát từ ngôn ngữ Lisp, ngôn ngữ củatrí tuệ nhân tạo. Logo có bảng ký tự, từ khóa riêng, cú pháp riêng và kháchặt chẽ. Các từ khóa này mang tính gợi mở, gần gũi với ngôn ngữ tựnhiên của trẻ thơ, thân thiện với người dùng, đây là điểm thuận lợi choviệc tự tìm hiểu, khám phá một vi thế giới của trẻ nhỏ khi sử dụng phầnmềm này. Tuy nhiên với học sinh Tiểu học khả năng nhận thức và vốn hiểubiết của các em còn hạn chế nên việc học phần mềm Logo sẽ gặp2không ít khó khăn và trở ngại. Nhưng quan trọng hơn hết Logo là ngônngữ để học. Nó là công cụ đúng nghĩa để hỗ trợ thực hiện quá trình họcvà suy nghĩ bằng cách khuyến khích học sinh tìm tòi khám phá khônghạn chế ở một phạm vi nào cả. Và đặc biệt Logo lại có ích nhất để khámphá Toán học (Nhân vật của Logo là chú Rùa có khả năng di chuyểnnhững khoảng cách khác nhau và quay những góc khác nhau rất thuậntiện trong việc học hình học và phát triển khả năng tư duy). Với nhữngđiều thú vị đó của Logo và với cương vị là một giáo viên dạy Tin học nêntôi đã chọn đề tài:“Tạo đam mê cho học sinh lớp Bốn học Tin học vớiphần mềm Logo”.2. Mục đích nghiên cứu Ở năm học lớp Bốn, các em bắt đầu được tiếp cận với phần mềmLogo. Đây là một nội dung hoàn toàn mới lạ với học sinh mà các em cầnnắm vững. Bởi đây là những kiến thức tiền đề để các em tiếp tục học tốtphần mềm Logo ở năm học lớp Năm và nó cũng giúp các em phát triểnkhả năng tư duy sáng tạo, tìm tòi khám phá trong học tập. Chính vì sựquan trọng của các nội dung kiến thức này mà tôi quyết định chọn đề tài:“Tạo đam mê cho học sinh lớp Bốn học Tin học với phần mềmLogo” .3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng khảo sát: Học sinh khối 4 (năm học 2021 – 2022 và nămhọc 2022 – 2023) trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển. - Đối tượng thực nghiệm: Học sinh khối 4 (năm học 2021 – 2022 vànăm học 2022 – 2023) trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển.4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, tôi giải quyết các nhiệm vụ sau: 1. Tìm hiểu cơ sở lý luận của giờ Tin học. 2. Tìm hiểu cơ sở thực tiễn việc dạy phân môn Tin học. 3. Khảo sát thực tế 4. Một số biện pháp thực hiện dạy học môn Tin học.5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm rèn kĩ năng làm bài tập vềLogo và thực hành cho học sinh lớp 4 tôi đã vận dụng các phương phápsau: + Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. + Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. + Phương pháp điều tra quan sát.3 + Phương pháp đàm thoại. + Phương pháp luyện tập thực hành. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm.6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: trong 2 năm học 2021 – 2022 và năm học2022 - 2023.4 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1. Cơ sở lý luận Mục tiêu của chúng ta là đào tạo một thế hệ mới nên việc xác địnhnhững tiêu chí cho thế hệ này là điều nên làm. Có thể liệt kê bốn tiêu chísau đây như bốn phẩm chất cho con người – thành viên năng động củaxã hội hiện đại: - Biết xác định mục tiêu hành động. - Biết vạch kế hoạch hành động và lôi cuốn, tổ chức mọi ngườicùng tham gia thực hiện kế hoạch đề ra. - Có xu hướng mời chào mọi người dùng sản phẩm, kết quả laođộng do mình làm ra. - Quan tâm đến những vấn đề bức thiết của xã hội. Hai phẩm chất đầu thể hiện năng lực giải quyết vấn đề. Phẩm chấtthứ ba là cơ sở để tạo những đóng góp hữu ích cho xã hội và tạo điềukiện để tiếp tục phát triển, hoàn thiện các kết quả đã có. Phẩm chất thứtư được coi như một yếu tố khách quan trong quá trình phát triển của xãhội. Điều đáng nói là công nghệ thông tin là một trong những ngành cóthể tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các phẩmchất nói trên. Trong khi đó khả năng tiếp thu và làm chủ các tri thức về côngnghệ thông tin của con người được thể hiện rõ nét hơn cả qua nhữngnăng lực sau đây: - Năng lực tiếp thu kiến thức. - Năng lực suy luận logic. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: