Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Ứng dụng công nghệ thông tin để phát huy tính sáng tạo của học sinh trong dạy học môn âm nhạc lớp 4, 5

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.79 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn âm nhạc nhằm: Hình thành va phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của HS, tạo cho các em có trình độ văn hoá âm nhạc nhất định góp phần giáo dục toàn diện và hài hoà nhân cách của các em. Tạo điều kiện cho học sinh hăng hái phát huy tính sáng tạo, tạo niềm vui và hứng thú khi học hát. Giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú. Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh hướng tới Chân- Thiện- Mĩ góp phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng các nội dung khác ở bậc tiểu học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Ứng dụng công nghệ thông tin để phát huy tính sáng tạo của học sinh trong dạy học môn âm nhạc lớp 4, 5 1. MỞ ĐẦU1.1- Lí do chọn đề tài: Chúng ta đều biết con người dùng rất nhiều cách để thể hiện chính mình. Đốivới trẻ em thì sao? Làm thế nào để trẻ có thể thể hiện được cá tính của mình? Mộtcách thú vị nhất, đấy chính là âm nhạc. Âm nhạc đem đến cho mọi người niềm vui,giúp mọi người bày tỏ những sắc thái tình cảm khác nhau trong cuộc sống. Ở lứatuổi thiếu niên và nhi đồng, học sinh được vui chơi, được ca hát, được trải nghiệmqua các hoạt động thực tiễn, được tham gia vào các Câu lạc bộ theo sở thích củariêng mình. Chính những hoạt động mang tính bề nổi đó sẽ giúp cho các em họcsinh tiểu học phát triển một cách toàn diện, có được một đời sống tâm hồn phongphú, hướng tới cái đẹp và đặc biệt là làm giảm căng thẳng sau những giờ học. Âm nhạc ở trường Tiểu học là môn học có vai trò quan trọng trong việc trang bịcho học sinh những kiến thức đơn giản, cốt lõi về âm nhạc. Nó không nhằm đào tạocác em thành những nhạc sĩ, ca sĩ hay nhạc công vì: Đối tượng ở đây là những họcsinh có năng khiếu hay không có năng khiếu, yêu thích hay không yêu thích âmnhạc. Trong trường Tiểu học, âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu trong đờisống tinh thần của trẻ. Trẻ em tham gia ca hát là được tham gia các hoạt động đểnhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Những hình tượng âm thanh củabài hát, của bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát triển trítuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức của các em rất hiệuquả. Chính vì thế, môn học âm nhạc hiện nay trong nhà trường đã là một trongnhững môn học chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẫm mĩ - giáo dục nhữngcái hay, cái đẹp trong đời sống tinh thần của học sinh. Trước đây, môn học này chưa được coi trọng vì chưa có giáo viên dạy mônâm nhạc mà chỉ có giáo viên đứng lớp kiêm nhiệm nên việc dạy học còn bị xemnhẹ và mang tính hình thức. Giáo viên chưa sử dụng hệ thống phương pháp dạyhọc thích hợp theo hướng “Tích cực hoá nhận thức của học sinh” mà chủ yếu sửdụng phương pháp truyền thống như giảng giải, thuyết trình nên giáo viên làm việcnhiều... Điều đó làm hạn chế việc phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức củahọc sinh. Vì vậy việc dạy học chưa mang lại kết quả cao. Ngày nay, môn âm nhạcđược quan tâm nhiều hơn, thể hiện ở việc đã có giáo viên dạy âm nhạc chuyên sâu,đã mở nhiều lớp chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, tập huấn đàn oorgan,đàn piano, cho giáo viên để cùng nhau trao đổi, nghiên cứu tìm ra phương pháp dạyhọc mới, có hiệu quả cao. Trong các loại hình hoạt động Âm nhạc thì ca hát là loạihình phổ biến nhất, hoạt động ca hát ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tácđộng của giai điệu và lời ca, có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm xúc củacon người. Hiếm có loại hình nghệ thuật nào có khả năng truyền bá phổ cập nhanhchóng và sâu rộng như Âm nhạc. 1 Vì hoạt động ca hát chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong các trường họcnói chung và ở cấp Tiểu học nói riêng. Là một giáo viên dạy Âm nhạc nhiều nămdạy ở trường Tiểu học ............. bản thân tôi đã không ngừng học hỏi, cải tiếnphương pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cho các giờ dạy học Âm nhạctrong nhà trường đạt hiệu quả. Ngày nay, khi công nghệ thông thông tin càng pháttriển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực trong cuộc sốnglà một điều tất yếu. Đặc biệt trong công tác giảng dạy các bộ môn tại các nhàtrường. Đối với môn Âm nhạc thì đây lại là một lợi thế rất lớn để cho giáo viênkhai thác giảng dạy và học sinh học tập, nó sẽ giúp cho các giáo viên dạy Âm nhạcvững vàng hơn khi lên lớp, tạo cho giờ học sôi nổi, học sinh tiếp thu bài tốt. Mộtgiờ học trên lớp, các em được lắng nghe, được quan sát, được vận động, được pháthuy khả năng ca hát bẩm sinh nhờ những phần mềm ứng dụng mà công nghệ thôngtin mang lại. Khi học những bài dân ca, học sinh được trải nghiệm du lịch quanhững hình ảnh thực tế tại các vùng miền, trong nước cũng như thế giới bằngnhững thước phim được chiếu trên màn hình. Từ chính những thuận lợi trên, trongnăm học mới này tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:“ Ứng dụng công nghệ thông tin đểphát huy tính sáng tạo của học sinh trong dạy học môn âm nhạc lớp 4; 5 ”1.2. Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn âm nhạc nhằm: - Hình thành va phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của HS, tạo cho các em cótrình độ văn hoá âm nhạc nhất định góp phần giáo dục toàn diện và hài hoà nhâncách của các em- Tạo điều kiện cho học sinh hăng hái phát huy tính sáng tạo, tạo niềm vui vàhứng thú khi học hát. Giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năngnghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú. Phát triển trí tuệ,bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh hướng tới Chân- Thiện- Mĩ góp phầnlàm thư giãn đầu óc, làm cân bằng các nội dung khác ở bậc tiểu học. - Khích lệ học sinh hăng hái tham gia vào các hoạt động âm nhạc, làm cho đờisống tinh thần phong phú, tạo điều kiện cho các em bộc lộ và phát triển năng khiếuâm nhạc1.3. Đối tượng nghiên cứu:- Các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy làm tăng khả năngphát huy tính sáng tạo của học sinh như: PowerPoint; Encore,- Cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn âm nhạc trường Tiểu học.1.4. Phương pháp nghiên cứu:- Phương pháp khảo sát thực tế.- Phương pháp thuyết trình, diễn giải- Phương pháp thực hành - luyện tập.- Phương pháp kiểm tra - đánh giá. 2 2. NỘI DUNG2.1. Cơ sở lí luận. Hiện nay, hầu hết tất cả các nhà trường đều đã kết nối mạng, có phòng máy tính,và tiến tới sẽ xây dựng một số phòng chức năng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: