Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy - học nhằm tăng cường hứng thú học tập cho học sinh lớp 4

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.33 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (31 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến "Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy - học nhằm tăng cường hứng thú học tập cho học sinh lớp 4" nhằm khai thác hết tiềm năng sáng tạo của mỗi học sinh, vừa tạo hứng thú học tập cho trẻ. Từ đó, đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh lớp 4.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy - học nhằm tăng cường hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Ở bất cứ một chế độ nào, xã hội nào cũng phải đặt nền tảng giáo dục lên vịtrí hàng đầu. Vì giáo dục có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và pháttriển của một dân tộc cũng như toàn thể nhân loại. Giáo dục có tương quan chặtchẽ với đời sống xã hội, tác động đến cấu trúc xã hội, đến các bộ phận xã hội. Vìthế từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giáodục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu để xây dựng và phát triển đất nước. Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới với quyết tâm công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ văn minh”. Để đạt được mục tiêu trên thì yếu tố con ngườiđóng vai trò then chốt. Vì vậy, Đại hội IX đã khẳng định nguồn nhân lực là nhântố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa.Nghị quyết Đại hội X cũng nhấn mạnh giáo dục và đào tạo cùng với khoa học vàcông nghệ là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước. Để đáp ứng yêu cầu to lớn, cấp bách đó, cần tạo sự chuyển biến cơ sơ toàndiện về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy và học. Những năm gần đây, giáo dục Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu,đưa ra thử nghiệm, chọn ra những giải pháp tối ưu nhất và đã tiến những bướctiến vượt bậc, thu dần khoảng cách với các nước bạn trong khu vực. Trọng tâm làđổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học. Tập trungdạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹnăng, phát triển năng lực nhằm đào tạo ra những con người có thể đáp ứng đượcnhững đổi mới của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, Tiểu học là giai đoạn thứ nhất của “giáodục bắt buộc”. Đây là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em cả vềnhân cách và năng lực. Nó đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông, chotoàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, chính vì vậy việc nâng cao chất lượng giáodục ở cấp học này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc đổi mới trongphương pháp dạy học đã được triển khai đến từng vùng miền, đến từng quậnhuyện, đến từng trường Tiểu học. Một trong nhiều nội dung đổi mới mà tôi rất tâm đắc là phương pháp dạyhọc để người học tích cực, chủ động, sáng tạo - sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy -học. Sơ đồ tư duy (hay còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy) là một kỹ thuậthình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp tươngthích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai thác 2tiềm năng vô tận của bộ não. Nó là một công cụ tư duy nền tảng, là một trongnhững phương pháp dễ để chuyển tải thông tin vào não rồi đưa ra ngoài. Do đó,việc lập sơ đồ tư duy phát huy tối đa khả năng sáng tạo của con người, là mộtcông cụ hữu ích để dạy – học, giúp cho việc học của học sinh trở nên tích cựchơn. Nhận thấy các ưu điểm trên cũng như đặc điểm nhận thức, tư duy của họcsinh giai đoạn tiểu học, tôi lựa chọn viết về đề tài “Ứng dụng sơ đồ tư duy trongdạy - học nhằm tăng cường hứng thú học tập cho học sinh lớp 4”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng dạy và học tại trường mình,trong khuôn khổ nhất định, tôi không có tham vọng nhiều, chỉ tập trung chủ yếuđi sâu, làm rõ việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sao cho hiệu quả. Đối vớibậc Tiểu học, đối tượng học sinh còn nhỏ nên việc sử dụng sơ đồ tư duy xuyênsuốt từ đầu đến cuối tiết học là không hợp lý, không phù hợp với tâm sinh lý củahọc sinh. Thế nên với đặc trưng của bậc học, sơ đồ tư duy chỉ nên sử dụng nhưmột công cụ, như một phương tiện phối kết hợp với các phương pháp khác nhằmtạo các hiệu ứng tích cực đạt hiệu quả học tập. Vậy sử dụng sơ đồ tư duy như thếnào? Sử dụng ở những môn học nào? vào dạng bài nào? vào phần nào của bàihọc? để phát huy được tối ưu tác dụng của sơ đồ tư duy đến với người học, để cóthể khai thác hết tiềm năng sáng tạo của mỗi học sinh, vừa tạo hứng thú học tậpcho trẻ, đó chính là mục đích nghiên cứu của tôi trong đề tài này. Từ đó, đưa ranhững đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh lớp 4. 3. Đối tượng nghiên cứu - Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, nhằm tạo hứng thú cho học sinhlớp 4. 4. Đối tượng khảo sát - Giáo viên khối 4 và việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học của giáoviên. - Học sinh khối 4; Khả năng nhận thức và sự hứng thú trong học tập. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra. - Phương pháp quan sát. - Pháp pháp phỏng vấn. - Phương pháp phân tích sản phẩm. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp thống kê. 3 - Phương pháp trò chuyện - Một số phương pháp khác. 6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy – học nhằm tăngcường hứng thú học tập cho học sinh lớp 4. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận 1.1. Cơ sở lý luận về dạy học a. Khái niệm Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức, có địnhhướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động vớimục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trịvăn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết đượccác bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học. b. Bản chất của qu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: