Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm triết học cổ đại – hệ thống trường phái vêddanta

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 188.33 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

B. HỆ THỐNG CHÍNH THỐNG 1. Trường phái Vêđanta Trường phái Vêđanta (Kết thúc Vêđa) xuất hiện vào thế kỷ II TCN, do Badarayana khởi xướng và Sankara phát triển. Là một trường phái triết học – tôn giáo, Vêđanta tiếp nối các tư tưởng của Upanisát, đưa ra các kiến giải siêu hình và duy tâm về nguyên nhân hình thành thế giới (vũ trụ và vạn vật). Những tư tưởng triết học cơ bản của nó là: Một là, thừa nhận sự tồn tại của brátman – linh hồn vũ trụ là thực tại tinh thần tối cao,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm triết học cổ đại – hệ thống trường phái vêddanta Sáng kiến kinh nghiệm triết học cổ đại – hệ thống trường phái vêddantaB. HỆ THỐNG CHÍNH THỐNG1. Trường phái VêđantaTrường phái Vêđanta (Kết thúc Vêđa) xuất hiện vào thế kỷ II TCN, doBadarayana khởi xướng và Sankara phát triển. Là một trường phái triết học – tôngiáo, Vêđanta tiếp nối các tư tưởng của Upanisát, đưa ra các kiến giải siêu hình vàduy tâm về nguyên nhân hình thành thế giới (vũ trụ và vạn vật). Những tư tưởngtriết học cơ bản của nó là:Một là, thừa nhận sự tồn tại của brátman – linh hồn vũ trụ là thực tại tinh thần tốicao, là bản chất, là nguồn sống vĩnh hằng, là cội nguồn chi phối mọi sự sinh thànhvà hủy diệt của mọi cái trong thế giới.Hai là, coi átman – linh hồn cá nhân – là hiện thân của brátman nơi thể xác trầntục của con người và bị vây hãm, ràng buộc bởi những ham muốn nhục dục củathể xác. Để giải thoát átman khỏi sự vây hãm ràng buộc này, con người (átman)phải dốc lòng tu luyện, suy tư, chiêm nghiệm tâm linh để nhận ra bản tính thầnthánh của mình mà quay về với Brátman.Ba là, coi thế giới vật chất chỉ là ảo ảnh do vô minh của con người mang lại.Phái Vêđanta chịu sự phê phán mạnh mẽ của các trường phái khác, vì vậy, nó đãkhông đứng vững trước lập trường duy tâm nhất nguyên của mình. Sang thời trungđại, nó đã chuyển dần sang lập trường nhị nguyên. Dù vậy, nó vẫn là cơ sở triếthọc của giáo lý đạo Bàlamôn – Hinđu.2. Trường phái SamkhyaTrường phái Samkhya (Số luận) do Kapila (~350-250 TCN) khởi xướng, và sauđó, Isvarakrisna phát triển thêm. Lý luận cơ bản của phái này là học thuyết duyvật về bản nguyên của thế giới. Những tư tưởng triết học cơ bản của nó là:Một là, không thừa nhận sự tồn tại của brátman và thần thánh, mà thừa nhận bảnnguyên của thế giới là prakriti – vật chất đầu tiên, tiềm ẩn, không hình dạng,không giới hạn, không thể nhận biết được bằng cảm tính.Hai là, thừa nhận vạn vật chỉ là thể thống nhất, tác động và chuyển hóa lẫn nhaugiữa 3 yếu tố là sativa (nhẹ nhàng, thuần khiết), razas (tích cực, năng động) vàtamas (nặng, ỳ).Ba là, thừa nhận tồn tại luật nhân quả chi phối mọi sự chuyển hóa trong thế giớivật chất [vật chất ® tri năng ® ngũ giác (thị, thính, khứu, vị, xúc giác) ® trí tuệ(năng lực nhận thức); vật chất ® ngũ quan cảm giác (mắt, tai, mũi, lưỡi, da) vàngũ quan tác động (cuống họng, bàn tay, bàn chân, cơ quan bài tiết, cơ quan sinhdục); vật chất ® ngũ hành (không khí, lửa, nước, đất và ête); vật chất ® linh hồnhay tinh thần (purusa)]. Purusa không phải là linh hồn thế giới như Vêđa quanniệm mà chỉ là nguyên lý phổ quát, bất biến của cá tính trong các sinh vật. Nó giúpthực hiện việc truyền sinh khí, đẩy mạnh sự biến hóa của các yếu tố vật chất.Phái Samkhya chịu sự phê phán mạnh mẽ của các trường phái khác, vì vậy, nó đãkhông đứng vững trước lập trường duy vật nhất nguyên của mình mà chuyển dầnsang lập trường nhị nguyên vào thời trung đại. Khi thừa nhận sự tồn tại song hànhhai yếu tố đầu tiên là prakriti và purusa, Isvarakrisna coi vạn vật chỉ là thể thốngnhất, tác động, chuyển hóa của chúng; mà cụ thể là, sự tác động giữa thể tinh vàthể thô. Là trung tâm của nghiệp, thể tinh bao gồm trí tuệ, giác quan và các yếu tốgắn liền với chúng cũng như cảm giác về cái tôi, về bản thân chủ thể; nó luôn đitheo Purusa khi nào còn chưa được giải thoát. Thể thô gắn liền với các yếu tố vậtchất và chết đi cùng với các yếu tố vật chất.3. Trường phái YôgaTrường phái Yôga xuất hiện vào thế kỷ II TCN, do đạo sĩ Patanjali sáng lập. Tưtưởng triết học cốt lõi của phái này là sự thừa nhận nguyên lý hợp nhất của vũ trụnơi mỗi cá thể; và thông qua các phương pháp yôga mà mỗi cá thể có thể tập luyệnđể khai thác được sức mạnh vũ trụ tiềm ẩn trong mình để làm chủ mình, tiến tớilàm chủ môi trường, và sau cùng, vươn tới sự giải thoát. Phương pháp yôga đòihỏi sự kiên trì, tính tích cực tự giác kết hợp giữa rèn luyện thể xác và rèn luyện tưduy qua tám nguyên tắc cơ bản (Bát bảo tu pháp) là: cấm chế (giữ đúng điều răn);khuyến chế (thanh tịnh trong học tập kinh điển); tọa pháp (giữ đúng vị trí thânthể); điều tức (điều chỉnh hơi thở hợp lý); chế cảm (chế ngự, kiểm soát, làm chủcảm giác); chấp trì (tập trung tư tưởng, trí tuệ vào một chỗ); thiền định (giữ tâmthống nhất); tuệ (trạng thái xuất thần làm bừng sáng tư duy hoà nhập vào đại ngã).4. Trường phái MimansaTrường phái Mimansa xuất hiện vào thế kỷ II TCN, do Gaimini khởi xướng vàđược nhiều người góp phần phát triển vào thời trung đại. Là một trường phái triếthọc – tôn giáo, Mimansa đưa ra các kiến giải nhằm biện hộ, củng cố và tuyêntruyền cho các nghi thức được đề cặp đến trong Vêđa nói chung, trong giáo lý đạoBàlamôn – Hinđu nói riêng. Tư tưởng chủ đạo của nó là:Một là, coi cảm giác là nguồn gốc duy nhất của nhận thức; và do cảm giác khôngnhận thấy được thần linh, vì vậy, trong thế giới không có thần linh.Hai là, coi bản thân những nghi thức, lời kinh tự chúng đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: