Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường tiểu học

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.26 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Căn cứ vào cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc giảng dạy bộ môn Âm nhạc có ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường, đề tài sáng kiến kinh nghiệm đề ra một số biện pháp về áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn Âm nhạc, tạo được sự say mê hứng thú học tập trong bộ môn Âm nhạc. Để tìm hiểu rõ hơn nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường tiểu họcSáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu họcPhần I: PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiÂm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống củachúng ta, đặc biệt là sau mỗi giờ học tập và làm việc căng thẳng, người ta lại tìm đếnÂm nhạc để xua tan đi những căng thăng, lo toan trong cuộc sống. Đặc biệt trong cáctrường phổ thông hiện nay, môn Âm nhạc đang có một vị trí đáng kể với tư cách làmột môn học độc lập. Nhất là lứa tuổi tiểu học, đây là giai đoạn mà trí não của trẻphát triển mạnh nhất. Bởi vậy, trong các trường Tiểu học, vai trò của giáo dục âmnhạc trong việc xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh là hết sức quan trọng.Kết hợp giáo dục và âm nhạc sẽ khơi dậy trong trẻ thơ bao niềm đam mê, tình yêuquê hương đất nước, tình cảm gia đình, thầy cô, bè bạn .…Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáodục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong những năm gần đây nắm bắt được tìnhhình thực tế những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, Bộ giáo dục và đào tạo đã điềuchỉnh bộ môn giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc.Âm nhạc trong trường phổ thông tuy không đào tạo các em thành ca sỹ, nhạc sỹ,nhưng thông qua môn học này hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, hìnhthành các kĩ năng, kĩ xảo, đặc biệt giúp các em có một thế giới tinh thần thoải máihơn, phong phú hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn về mọi mặt văn, thể, mỹ…tạo cơ sở giúp các em học tốt các môn học khác.Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hoá quá trình học tập của họcsinh; để thực hiện được điều này, ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền giảng,phương pháp tổ chức lớp học thì giáo viên còn phải nghiên cứu sử dụng các thiết bịcông nghệ thông tin, các phần mềm hỗ trợ dạy học để ứng dụng. Công nghệ thông tintrong trường học được đẩy mạnh ứng dụng trong nhiều năm qua đã từng bước nângcao chất lượng dạy học, tích cực thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục.Trong những năm gần đây, sự bùng nổ việc ứng dụng công nghệ thông tin trêntoàn cầu trong mọi phương diện đã trở nên rất phổ biến và không thể thiếu trên mọilĩnh vực công việc.Ở Việt Nam nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng việc sử dụng côngnghệ thông tin đã trở nên phổ cập và mang tính thường nhật. Với việc giáo dục bộmôn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông cũng vậy, trong mỗi tiết học Âm nhạc giờđây để thoát khỏi cách dạy chay hoặc có chăng là với vài thứ đồ dùng lạc hậu, tínhtrực quan và thẩm mĩ thấp, người giáo viên có thể khai thác và sử dụng công nghệthông tin như một công cụ hữu ích để việc giảng dạy Âm nhạc trở nên hấp dẫn vàmang tính chuyên nghiệp hơn. Mọi thông tin, tài liệu hỗ trợ cho công việc giảng dạyÂm nhạc có thể khai thác được trên mạng Internet, các bài dạy đều có thể thiết kế trênmáy tính...để trong giờ dạy người giáo viên sẽ không còn phải đưa những giáo cụ cũmòn hay những bức tranh minh họa tĩnh lặng với tính minh họa không cao, haynhững bản nhạc với chất lượng thu thanh kém cho học sinh nghe...Vì vậy nhằm phát huy tính tích cực của công nghệ thông tin trong việc giảngdạy môn Âm nhạc, đặc biệt là trong các tiết học Âm nhạc thưởng thức như: Giới thiệuPhạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăkSáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu họcnhạc sĩ nổi tiếng thế giới; Nghe nhạc; Giới thiệu nhạc cụ dân tộc; Giới thiệu nhạc cụnước ngoài; Tập đọc nhạc... người giáo viên có thể thiết kế bài giảng với các phầnmềm hỗ trợ trên máy tính như: PowerPoint (Phần mềm thiết kế các dạng trình chiếu),Violet 1.5, Encore 4.5 (Phần mềm chép và soạn nhạc), Internet (Mạng toàn cầu khaithác tất cả các thông tin cần có)...Qua việc giảng dạy môn Âm nhạc nhiều năm, thực tế đã chứng minh là chấtlượng các giờ học Âm nhạc có sử dụng công nghệ thông tin đều đem lại hiệu quả rấtcao. Sự hứng thú trong học tập của học sinh thể hiện rất rõ nét, người giáo viên cónhiều cơ hội để nâng cao và mở rộng lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh...Cácdẫn chứng, minh họa chính xác và hiệu quả hơn, cuối tiết học bên cạnh việc dạy vàhọc môn Âm nhạc thì một việc quan trọng hơn đó là học sinh cũng đã một phần nàođược giáo dục về thẩm mỹ, thái độ cảm thụ và thưởng thức âm nhạc. Đó là lí do tôichọn chuyên đề: “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểuhọc ”.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài :- Căn cứ vào cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc giảng dạy bộ môn âmnhạc có ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường .- Đề ra một số biện pháp về áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ mônâm nhạc.- Tạo được sự say mê hứng thú học tập trong bộ môn Âm nhạc.- Bổ sung và hoàn thiện kiến thức cho bản thân.3. Đối tượng nghiên cứu :- Học sinh Tiểu học (Khối 3,4,5) Trường TH Lê Lợi – KrôngAna – Đắk Lắk .4.Phạm vi nghiên cứu :- Phân môn dạy hát,phân môn dạy tập đọc nhạc,phân môn dạy âm nhạc thườngthức.- Học sinh Tiểu học (khối 3,4,5)5. Phương pháp nghiên cứu :- Theo dõi và kiểm tra việc tiếp thu bài của học sinh ở trên lớp.- Dự giờ các bạn đồng nghiệp ở một số trường tiểu học.- Đối chiếu với các tiết học chưa sử dụng cụng nghệ thông tin.Phần II : PHẦN NỘI DUNG1.Cơ sở lý luận:* Tri giác:- Tri giác trẻ em lứa tuổi học sinh Tiểu học thường gắn với hoạt động cụ thểnhư: cầm, nắm, sờ, mó,… Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằngmột làm. Vì thế trực quan sinh động giúp các em có tri giác tốt hơn.* Trí nhớ:- Trí nhớ của học sinh Tiểu học là trí nhớ trực quan tưởng tượng, sở dĩ học sinhnhớ được kiến thức bài học đều đến với các em từ 5 giác quan: Thị giác (nhìn); Xúcgiác (sờ, mó); Vị giác (nếm); Khứu giác (ngửi); Thính giác (nghe). Do đó những hìnhảnh và âm thanh trực quan sinh động sẽ giúp các em ghi nhớ bài học nhanh nhất vàlâu nhất.Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krôn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: