Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng bản đồ nổi cho việc rèn luyện tư duy, khả năng học tập, nghiên cứu, phát huy tính tích cực của học sinh

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.68 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,500 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng bản đồ nổi cho việc rèn luyện tư duy, khả năng học tập, nghiên cứu, phát huy tính tích cực của học sinh với mục đích giúp cho việc dạy và học môn Địa lý cho học sinh khiếm thị tốt hơn; đồng thời là phương pháp tích cực để giáo viên giúp học sinh khiếm thị ở trường khuyết tật học nhanh, tốt mà chắc bằng đôi bàn tay của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng bản đồ nổi cho việc rèn luyện tư duy, khả năng học tập, nghiên cứu, phát huy tính tích cực của học sinh Sáng kiến kinh nghiệm VẬN DỤNG BẢN ĐỒ NỔI CHO VIỆC RÈN LUYỆN TƯ DUY, KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU, PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Bối cảnh của sáng kiến kinh nghiệm: Trường Nuôi dạy trẻ em khuyết tật Bến Tre thành lập từ tháng 08 năm 1991, bắt đầu nhận học sinh bại liệt, đối với học sinh bại liệt thì phương pháp dạy giống như học sinh phổ thông, tuy nhiên có nhiều em giáo viên phải dạy chậm hơn (dạy theo từng đối tượng học sinh). Đến năm học 1993-1994 khi trường nhận thêm đối tượng học sinh khiếm thị, lúc này trong quá trình giảng dạy giáo viên gặp nhiều khó khăn. Đối với học sinh bại liệt đã khó, bây giờ đối với học sinh khiếm thị lại càng khó hơn, mà học sinh khiếm thị lại học hòa nhập cùng học sinh bại liệt. Nên qua từng năm, khi các em học lên các lớp cấp TH việc truyền thụ kiến thức cho các em càng gặp nhiều phức tạp (đối với tất cả các môn học). Cho nên vừa dạy chúng tôi vừa tìm phương pháp dạy cho phù hợp và tích cực với từng đối tượng học sinh. Bằng thực tế đi tham quan nhiều trường đặc biệt và dự những cuộc thi làm đồ dùng dạy học cho học sinh khiếm thị. Tôi thấy rằng cần phải khai thác triệt để khả năng đôi bàn tay, đó chính là đôi mắt của các em. Nên tôi đã tìm nhiều phương pháp để kết hợp giữa thính giác và xúc giác (là giáo viên nói - học sinh nghe kết hợp với giáo viên cầm tay hướng dẫn - học sinh dùng tay để sờ) giúp học sinh dễ hiểu hơn. Muốn truyền thụ kiến thức ở môn Địa lý giáo viên chỉ có làm đồ dùng dạy học nổi cho các em học bằng cách sờ mà thôi. Đối với môn Địa lý có những từ như thời tiết, khí hậu, bão, … giáo viên có thể dùng lời để miêu tả cho học sinh nghe thì học sinh hiểu. Những bài dùng la bàn, thước tỉ lệ,… thì giáo viên dùng vật thật, cầm tay cho học sinh sờ vật thì các em mới hiểu và biết. Còn những bài về thế giới, các châu lục, các nước trên thế giới, Việt Nam, địa phương Bến Tre,…thì khi giáo viên Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Đào Trang 1Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) Sáng kiến kinh nghiệm miêu tả, học sinh chỉ nghe thôi sẽ khó nhận ra, các em không biết châu đó ở đâu, nước đó ở dâu,... trên thế giới; núi, sông, đồng bằng, cao nguyên,... mà giáo viên muốn nói đến ở châu nào, khu vực nào,... . Có khi các em sẽ rất mơ hồ và không hiểu được vấn đề, hoặc hiểu sai vấn đề mà giáo viên muốn nói. Các em có muốn tự tìm hiểu, tự nghiên cứu thêm ngoài giờ lên lớp cũng không biết phải làm sao. 1.2. Lí do chọn đề tài: Bản đồ đối với giáo viên và học sinh sáng có vai trò rất quan trọng trong dạy và học Địa lý, thì đối với học sinh khiếm thị lại càng quan trọng hơn nó giúp các em hòa nhập cùng học sinh sáng. Có bản đồ nổi ngoài thời gian giáo viên hướng dẫn học sinh trên lớp thì giờ tự học các em tự mài mò nghiên cứu, được như vậy các em sẽ phát huy tính tích cực học tập hơn. Như chúng ta đã biết học sinh khiếm thị vốn rất khó tiếp thu kiến thức, ở những lớp cấp Tiểu học các em tiếp thu kiến thức đã khó càng lên những lớp cấp Trung học việc học của các em càng khó hơn. Theo U.C Bilich và A.C Vasmut đã định nghĩa: Bản đồ giáo khoa là những bản đồ sử dụng trong mục đích giáo dục, chúng cần thiết cho việc giảng dạy và học tập ở tất cả các cơ sở giáo dục cho tất cả các tầng lớp dân cư từ học sinh đến việc đào tạo các chuyên gia. Những bản đồ đó cũng được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, trước hết là Địa lý và Lịch sử. Vậy thì bản đồ đối với trường Nuôi dạy trẻ em khuyết tật, với lớp hội nhập vừa có học sinh sáng vừa có học sinh khiếm thị, thì làm sao để các em cùng học cùng hiểu? Thường thì các em học sinh sáng nhìn hình ảnh, bản đồ hoặc vật thật là xác định được còn học sinh khiếm thị thì không nhìn được hình. Vậy không có đồ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: