Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng tập thể tự quản đối với học sinh trường THPT Nguyễn Chí Thanh

Số trang: 41      Loại file: pdf      Dung lượng: 9.03 MB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 20,500 VND Tải xuống file đầy đủ (41 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để xây dựng được tập thể lớp vững mạnh đòi hỏi GVCN phải xây dựng môi trường lớp học có lề lối, có khuôn mẫu nhằm hướng cho các em một ý thức xây dựng cho mình một nề nếp trong học tập, trong sinh hoạt tập thể một cách hợp lý nhằm nâng cao ý thức, sức khỏe phục vụ tốt cho học tập. Xuất phát từ thực tế đó mà "Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng tập thể tự quản đối với học sinh trường THPT Nguyễn Chí Thanh" đã được nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng tập thể tự quản đối với học sinh trường THPT Nguyễn Chí Thanh SỞ GD-ĐT KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM“Xây dựng tập thể tự quản đối với học sinh trường THPT Nguyễn Chí Thanh” NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ NGỌC LỆ NĂM HỌC: 2013-2014 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT1. GVCN Giáo viên chủ nhiệm2. BCSL Ban cán sự lớp3. HS Học sinh4. GD Giáo dục5. CBL Cán bộ lớp6. BCHCĐ Ban chấp hành Chi đoàn.7. PHHS Phụ huynh học sinh. Trang 1 ĐẶT VẤN ĐỀ I. Bối cảnh của đề tài: Trước thực tế chất lượng giáo dục nhân cách học sinh còn chưa được nhưmong đợi và giáo viên chủ nhiệm (GVCN) gặp nhiều khó khăn trong việc quản lívà giáo dục học sinh, chúng tôi - là giáo viên giảng dạy và kiêm nhiệm vai trò chủnhiệm lớp luôn trăn trở với công tác quản lý và giáo dục học sinh trong tập thể lớpchủ nhiệm. II. Lý do chọn đề tài: Công tác chủ nhiệm ở trường THPT nói chung, chủ nhiệm lớp 12 nói riêng,việc xây dựng, tổ chức lớp có khả năng tự quản là hết sức cần thiết và quan trọng,nhằm xây dựng một môi trường giáo dục có trật tự, kỷ cương, xứng đáng là nơiđào tạo những con người có văn hoá, có nếp sống văn minh.Ngoài ra còn có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong giáo dục tự quản là nó ảnhhưởng trực tiếp đến phẩm chất đạo đức và ảnh hưởng đến kết quả học tập của họcsinh. Qua thực tế 12 năm công tác giảng dạy và chủ nhiệm ở trường THPTNguyễn Chí Thanh, tôi nhận thấy đại đa số những lớp có kết quả học tập tốt đều lànhững lớp có tổ chức nề nếp tốt, có sự đồng thuận cao trong bộ máy hoạt động củalớp. Bên cạnh đó, tập thể các lớp có tinh thần tự quản cao sẽ góp phần xây dựng nềnếp tự quản tốt trong nhà trường. Vì vậy để xây dựng được tập thể lớp vững mạnhđòi hỏi GVCN phải xây dựng môi trường lớp học có lề lối, có khuôn mẫu nhằmhướng cho các em một ý thức xây dựng cho mình một nề nếp trong học tập, trongsinh hoạt tập thể một cách hợp lý nhằm nâng cao ý thức, sức khoẻ phục vụ tốt chohọc tập. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với việc quản lý và giáodục nhân cách học sinh và là mối quan tâm của hầu hết các thầy cô giáo và nhữngngười làm giáo dục.Vì vậy bản thân tôi muốn nêu lên vấn đề “Xây dựng tập thểlớp tự quản” nhằm góp một kinh nghiệm nhỏ trong nhiệm vụ giáo dục của nhàtrường. III. Mục đích nghiên cứu: Vì GVCN không thể ôm đồm làm thay mọi việc của học sinh và không phảilúc nào chủ nhiệm cũng có mặt trên lớp để chỉ đạo những công việc thường ngàycủa lớp. Mặt khác, sự quá nhiệt tình của GVCN lúc nào cũng hiện diện ở lớp sẽkhiến cho học sinh nảy sinh tâm lí ỷ lại, trông chờ ở GVCN, thiếu trách nhiệm vớibản thân và với tập thể, làm lu mờ vị trí, vai trò của chính các em ngay tại ngôi nhàmà các em là chủ nhân đang sống và gắn bó. Cần phải làm cho học sinh nhận thứcđược rằng tập thể lớp chính là ngôi nhà nhỏ của chính các em. Chính các em chứkhông phải ai khác là người có trách nhiệm gắn bó xây dựng, tô điểm ngôi nhàthân thương của mình, làm cho nó ngày càng đàng hoàng hơn, đẹp lên trong mắtmọi người. Trong quá trình ấy, GVCN chỉ là người đóng vai trò cố vấn, điều khiểntừ xa. Vì vậy, không có con đường nào khác, GVCN phải hướng tới “Xây dựnglớp học tự quản”. Trang 2 IV. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Trong phạm vi bài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi nghiên cứu áp dụng chohọc sinh các lớp khối 10, 11, 12 cấp THPT. Các quý thầy cô thuộc khối lớp, cấphọc khác có thể đọc và tham khảo. V. Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu là một phương pháp nghiên cứukhoa học rộng rãi và cần thiết. Mục đích của phương pháp nhằm thu thập tài liệu,tổng hợp các nguồn thông tin hiện có đã được công nhận trên sách báo và tạp chí,thực tế kinh nghiệm bản thân 12 năm làm công tác chủ nhiệm lớp .... Giúp bổ trợcho việc giải quyết các mục tiêu nghiên cứu. 2. Phương pháp phỏng vấn: Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứukhoa học về tâm lý, giáo dục sư phạm... nhằm có thêm được những nguồn kiếnthức, các suy nghĩ và ý tưởng để có được tầm nhìn rộng hơn. Từ đó chúng tôi hìnhthành được các giả thiết khoa học. Trong đề tài này, để giải quyết các vấn đề cơ sở lý luận khoa học và thựctiễn của việc lựa chọn biện pháp giáo dục theo hướng “Xây dựng tập thể lớp tựquản” . Thông qua phỏng vấn các giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm tạitrường THPT Nguyễn Chí Thanh, cũng như kinh nghiệm của các giáo viên khác,đặc biệt là giáo viên bộ môn đang trực tiếp giảng dạy lớp 12C1, từ đó lựa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: