Danh mục

Sảy thai - lo lắng của phụ nữ mang thai (Phần 2)

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sảy thai - lo lắng của phụ nữ mang thai (Phần 2)Bạn có thể giảm được nguy cơ sảy thai nếu tuân thủ các nguyên tắc dự phòng. Khi bị dọa sảy, bạn vẫn có thể giữ được thai nếu biết cách chăm sóc chính mình khi thấy các dấu hiệu của dọa sảy thai. 1. Bạn nên làm gì khi thấy các triệu chứng dọa sảy thai và sảy thai? - Việc đầu tiên, bạn không nên quá lo lắng bởi lo lắng chính là nguyên nhân làm tình trạng của bạn nặng hơn. - Bạn không nên đi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sảy thai - lo lắng của phụ nữ mang thai (Phần 2)Sảy thai - lo lắng của phụ nữ mang thai(Phần 2) Bạn có thể giảm được nguy cơ sảy thai nếu tuân thủ các nguyên tắc dự phòng. Khi bị dọa sảy, bạn vẫn có thể giữ được thai nếu biết cách chăm sóc chính mình khi thấy các dấu hiệu của dọa sảy thai. 1. Bạn nên làm gì khi thấy các triệu chứng dọa sảy thai và sảy thai? - Việc đầu tiên, bạn không nên quá lo lắng bởi lo lắng chính lànguyên nhân làm tình trạng của bạn nặng hơn.- Bạn không nên đi lại nhiều, nên nằm nghỉ ngơi tại giường vì vận động tạo ra cáccơn co tử cung làm tống thai nhi của bạn ra ngoài.- Nếu các triệu chứng không giảm, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất (Chú ý phảivận động rất nhẹ nhàng). Tại đây, bạn có thể được dùng một số thuốc sau đây:+ Thuốc giảm co tử cung: papaverin, spasmaverin, spafon... Các thuốc n ày giúp tửcung giảm co bóp.+ Viên sắt chống thiếu máu.+ Thuốc kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn.+ Thuốc nội tiết tố như: Utrogestan, Progesteron, Mikrofolin... để giữ thai ổn địnhtrong buồng tử cung.- Bạn nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhẹ, ăn lỏng và đặc biệt là ăn nhiều rauxanh để tăng chất xơ tránh táo bón.- Bạn nên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và toàn thân bằng nước sạch để tránhnhiễm khuẩn.- Bạn nên theo dõi cẩn thận cơ thể mình để có thể biết được diễn biến của thainghén và báo bác sĩ khi cần thiết:+ Nếu bạn thấy hiện tượng ra máu giảm dần và hết, đau bụng giảm dần và hết: thaicủa bạn đang tiến triển tốt.+ Nếu bạn thấy ra máu và đau bụng tăng dần, không giảm thì nên báo bác sĩ hoặcđi khám ngay để được bác sĩ chăm sóc và điều trị kịp thời.2. Bạn nên làm gì để giảm nguy cơ sảy thai?- Bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ và khám trước khi dự định mang thai để bácsĩ có thể chẩn đoán tình trạng tử cung, vòi trứng, buồng trứng của bạn có bìnhthường không để có hướng điều trị thích hợp nhất trước khi bạn có thai hoặc khiđang mang thai.- Điều trị sớm và dứt điểm các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân và nhiễm khuẩn bộphận sinh dục.- Ăn uống đủ dinh dưỡng, không ăn kiêng khem. Ăn đủ dinh dưỡng còn giúp sứcđề kháng của bạn tăng lên, làm giảm nguy cơ mắc bệnh.- Tránh tiếp xúc với các hóa chất, thuốc trừ sâu, các tác nhân vật lý, hóa học.Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh như: rubela, cúm...- Tạo cuộc sống gia đình êm ấm, vui vẻ.- Vận động nhẹ nhàng, tránh làm việc ở trên cao, ở các tư thế gò bó...- Quan hệ tình dục với tư thế thích hợp và nhẹ nhàng.Tạo hóa ban cho con người thiên chức làm mẹ và làm cha. Các bạn hãy tìm hiểuthêm thông tin để chăm sóc thai nhi của mình tốt hơn từ ngay khi em bé mới hìnhthành nhé.

Tài liệu được xem nhiều: