Danh mục

Sẹo ở trẻ và cách xử trí

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thực tế thì vết thương càng chậm lành, độ lớn và mức độ tổn thương càng nhiều thì nguy cơ bị sẹo càng cao, tính chất sẹo càng xấu và phức tạp. Da đã bị rối loạn về cấu trúc, chức năng và việc cố gắng loại bỏ sẹo không đúng cách sẽ làm sẹo trở nên xấu hơn. Các loại sẹo và nguyên nhân Sẹo lõm do viêm nhiễm: mụn bọc, nhọt, u nang, thủy đậu. Sẹo lõm do chấn thương: tổn thương mạnh và sâu, làm mất đi lớp da phía trên, lớp cơ, mô mỡ và các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sẹo ở trẻ và cách xử trí Sẹo ở trẻ và cách xử tríThực tế thì vết thương càng chậm lành, độ lớn và mức độ tổn thương càngnhiều thì nguy cơ bị sẹo càng cao, tính chất sẹo càng xấu và phức tạp. Da đãbị rối loạn về cấu trúc, chức năng và việc cố gắng loại bỏ sẹo không đúngcách sẽ làm sẹo trở nên xấu hơn.Các loại sẹo và nguyên nhânSẹo lõm do viêm nhiễm: mụn bọc, nhọt, u nang, thủy đậu.Sẹo lõm do chấn thương: tổn thương mạnh và sâu, làm mất đi lớp da phíatrên, lớp cơ, mô mỡ và các cấu trúc bên dưới da. Lớp da mới hình thành sẽkhông có lớp mô đệm bên dưới và lõm xuống.Sẹo lồi: do sự tăng sinh quá mức của tế bào sợi mô liên kết và mô đàn hồicủa da tại lớp trung bì trong quá trình làm lành các tổn thương da, đặc biệt ởnhững người có cơ địa sẹo lồi.Sẹo co rút: do diện tích da tổn thương rộng lớn, khi lành sẹo da sẽ bị co rút,có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động nếu ở vị trí các khớp.Sẹo mất sắc tố: thường gặp ở những người điều trị nám da, nốt ruồi hoặcmụn thịt bằng phương pháp laser hoặc đốt điện, không chỉ phá hủy cấu trúcbề mặt da mà còn tiêu hủy sắc tố melanin ở vùng sẹo.Rạn da: do tăng cân quá nhanh, da quá khô hoặc tăng tiết estrogen trong thờikỳ mang thai đã phá vỡ lớp mô đệm collagen và elastin, hình thành các vếtsẹo rạn da ở những vùng da mỏng yếu. Các vết rạn có màu đỏ tía lúc đầu,sau chuyển sang màu trắng.Nhiều người rất mặc cảm và tự ti với những người xung quanh vì những vếtsẹo không mời mà đến. Tuy nhiên việc hiểu rõ nguyên nhân gây sẹo cũngnhư những phương pháp điều trị sẹo hợp lý sẽ giúp cải thiện đáng kể tìnhtrạng các vết sẹo.Sẹo ở trẻ rất khó mất hẳnDa của trẻ em có lớp thượng bì còn mỏng, mềm mại với nhiều mao mạch;lớp sừng, các sợi cơ, sợi đàn hồi, nang lông, các tuyến bã nhờn chưa pháttriển hoàn chỉnh. Tuyến mồ hôi đã phát triển nhưng chưa hoạt động, hệ thầnkinh chưa hoàn thiện nên việc điều hòa nhiệt kém. Chức năng bảo vệ của datrẻ em còn yếu so với người lớn nên da trẻ rất dễ bị tổn thương, dễ viêmnhiễm và để lại các vết sẹo, có thể mờ dần theo thời gian nhưng không baogiờ mất hẳn.Nên giữ vệ sinh kỹ các vết thương ngoài da và áp dụng cho các bé chế độdinh dưỡng đầy đủ để sẹo chóng liền da. Không được tự ý bôi kem chốngsẹo hoặc dùng những biện pháp can thiệp hay không can thiệp khác để điềutrị sẹo cho trẻ em, đặc biệt đối với các em dưới 5 tuổi vì các bé có cấu trúcda chưa phát triển hoàn chỉnh. Vết thương ngoài da của bé cần được điều trịtích cực, chóng lành sẽ không để lại sẹo xấu.Khi vết thương đã hết viêm nhiễm và liền sẹo, phụ huynh nên đưa các cháuđến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn chăm sóc không canthiệp hoặc có thể can thiệp chống sẹo khi cần thiết.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: