Danh mục

Sình ca - Lời dẫn đường hạnh phúc lứa đôi

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 166.49 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vốn được xem như một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian của người Sán Chỉ, Sình ca mang chức năng chứng kiến những giai đoạn quan trọng trong chu kỳ đời người. Đối với các lễ thức trong giai đoạn trưởng thành, Sình ca là lá thư tình giao duyên và lời dẫn đưa đường cho hạnh phúc lứa đôi trong hôn nhân của người Sán Chỉ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sình ca - Lời dẫn đường hạnh phúc lứa đôiPhạm Thị Phương Thái và đtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ84(08): 3 - 7SÌNH CA - LỜI DẪN ĐƯỜNG HẠNH PHÚC LỨA ĐÔIPhạm Thị Phương Thái *, Ngô Thị Ngọc ÁnhTrường Đại học Khoa học - ĐH Thái NguyênTÓM TẮTVốn được xem như một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian của người Sán Chỉ, Sìnhca mang chức năng chứng kiến những giai đoạn quan trọng trong chu kỳ đời người. Đối với các lễthức trong giai đoạn trưởng thành, Sình ca là lá thư tình giao duyên và lời dẫn đưa đường cho hạnhphúc lứa đôi trong hôn nhân của người Sán Chỉ. Sự hiện diện của những khúc hát Sình ca như mộtsự giao tiếp với thế giới thần linh, cầu mong tiên tổ phù hộ cho hạnh phúc của đôi uyên ương. Dùcuộc sống đã có nhiều đổi thay, người Sán Chỉ đã biết đến những giai điệu mới mẻ hơn nhưng vẫnkhông quên Sình ca bởi ý nghĩa thiêng liêng của nó.Từ khóa: Sình ca, đám cưới, chức năng, nghi lễ, hạnh phúcKhi nói đến đời sống sinh hoạt văn hóa dân gian,dân ca luôn là mảng đề tài được yêu thích nhất.Bởi dân ca không chỉ đậm đà chất thơ, chất nhạcmà còn thể hiện một cách tự nhiên, chân thành,đằm thắm tình cảm con người và hồn cốt mỗi dântộc. Nhắc đến người Tày là nhắc đến Sli, Slượn,nói đến văn nghệ dân gian người Kinh Bắc lànhớ đến làn điệu quan họ mượt mà, còn vớingười Sán Chỉ, đó là những khúc hát Sình camộc mạc mà ngọt ngào.*Bao đời nay, Sình ca (Xình ca, Soọng cô), đã gắnbó người Sán Chỉ nói riêng và những tộc ngườicó chung hoặc gần nguồn gốc như Sán Chay, SánDìu, Dao… như một thứ không thể thiếu trongđời sống tinh thần. Sình ca có mặt ở nhiều khônggian khác nhau: trong nhà ngoài ngõ, trên nươngngoài ruộng, đám hiếu đám hỉ… Tuy nhiên, phổbiến nhất, quen thuộc nhất và làm say đắm lòngngười nhất, có lẽ là những khúc hát giao duyên.Chẳng thế mà, nhiều người, trong đó có nghệnhân Sầm Dừn – một người đặc biệt có tâmhuyết với những câu hát Sình ca đã định nghĩaSình ca như một lối hát đối đáp giao duyên dànhcho những người chưa chồng, chưa vợ [5]. Trongbài viết này, chúng tôi xin có đôi lời góp bàn vềmột khía cạnh nhỏ của Sình ca: Chức năng dẫnđường hạnh phúc lứa đôi trong hôn nhân của tộcngười Sán Chỉ.*Tel: 091335494; Email: phamphuongthai@gmail.comĐược coi là một loại hình sinh hoạt văn nghệ dângian lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống, Sình cahồn nhiên góp mặt vào đời sống tâm tư, tình cảmvà đời sống tâm linh của người Sán Chỉ. Sình cacó vai trò đặc biệt quan trọng trong đám cưới.Thịt lợn có thể thiếu vài cân, rượu có thểkhông uống vài ngụm đến say nhưng đám cướingười Sán Chỉ không thể thiếu những câu hátSình ca. Người ta không say vì rượu nhưng lạichuếnh choáng trong thứ men dịu ngọt, dudương của Sình ca.Sình ca là lá thư tình giao duyên của người dânSán Chỉ. Từ xưa, trong truyền thống của ngườiSán Chỉ, muốn lấy vợ lấy chồng bắt buộc phảibiết hát Sình ca. Có quen được nhau cũng là quanhững lời ca tiếng hát trong buổi giao duyên.Nếu không biết Sình ca trong những buổi hátgiao duyên, những trái tim yêu đương dù cháybỏng cũng không thể đến được với nhau, khôngthể kết duyên đôi lứa. Không có Sình ca, việcgiao tiếp giữa con người với con người và giữacon người với thế giới tâm linh sẽ bị hạn chế rấtnhiều. Do đó, tính cố kết cộng đồng trong sinhhoạt thôn bản của tộc người này không còn đượcđảm bảo. Bảy bài Sình ca (hát đám cưới) bắtbuộc có vừa có giá trị như lời dẫn nhập, xin phépthần linh, tổ tiên chứng giám mối lương duyêncủa đôi vợ chồng trẻ, vừa là cơ hội để xe kết chonhững chàng trai cô gái khác đến tham dự đámcưới. Phải chăng vì thế, Sình ca như một phầntâm hồn của người Sán Chỉ, là viên gạch nền xâydựng hạnh phúc lứa đôi. Ý thức được điều đó,3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyênhttp://www.lrc-tnu.edu.vnPhạm Thị Phương Thái và đtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆtrong số hành trang chuẩn bị bước vào hành trìnhchọn tìm và xây đắp cuộc sống mới, các chàngtrai, cô gái Sán Chỉ không quên trang bị chomình những khúc hát Sình ca. Khi hoa mận, hoamơ nở trắng triền núi, khi tiếng chim quenqui dadiết gọi bạn cũng là thời điểm các chàng trai côgái người Sán Chỉ học, luyện lại những bài Sìnhca.Ngay từ khi tìm hiểu nhau, các chàng trai cô gáiđã sử dụng Sình ca như một thứ ngôn ngữ vừa sâusắc vừa tế nhị của tình cảm mà không thể tìm thấyở bất cứ một câu tỏ tình nào của con người thờibuổi hiện đại. Sình ca có thể ghi lại những khoảnhkhắc của tình yêu, những rung động đầu đời củanhững chàng trai cô gái trong những tình huốngsinh hoạt ngày thường mà vẫn không kém phầnđặc sắc:Xưng lênh với sú sao tỉm chỉ cáng căn cơiCáng tắc căn cơi nhịt lặc lệchSlam sỉnh văn slênh mí sính tơiDịch nghĩa: Lên núi bẻ lá ngồi nói chuyệnChuyện đang nồng mặt trời đã lặnChia tay về lòng nhớ chẳng nguôi [1]Sình ca là những lời hát đưa đường cho hạnhphúc lứa đôi, câu chuyện tình của người Sán Chỉcó lẽ được chứng giám nhờ những câu hát ấy. Dùbuồn dù vui, yêu hay không yêu họ đều gửi gắml ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: