Danh mục

Sinh lý học thông khí

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 655.44 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Sinh lý học thông khí trình bày về các cơ quan tham gia vào quá trình thông khí; quá trình thông khí; một số thăm dò chức năng thông khí. Mời các bạn tham khảo tài liệu để bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực này. Với các bạn chuyên ngành Y học thì đây là tài liệu hữu ích.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sinh lý học thông khí SINH LÝ HỌC THÔNG KHÍ Thông khí hay còn gọi là hô hấp ngoài, đó là quá trình trao đổi khí giữa phế nang và môitrường bên ngoài.I. CÁC CƠ QUAN THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH THÔNG KHÍ1. Lồng ngực Lồng ngực đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thông khí. Nó được cấu tạo nhưmột khoang kín: Phía trên là cổ, gồm các bó mạch thần kinh lớn, thực quản và khí quản. Phía dưới là cơ hoành, một cơ hô hấp rất quan trọng. Xung quanh là cột sống, xương sườn, xương ức, xương đòn và các cơ bám vào, trong đó quan trọng là các cơ hô hấp. Khi các cơ hô hấp co giãn, xương sườn sẽ chuyển động làm kích thước của lồng ngựcthay đổi và phổi co giãn theo nhờ đó mà ta thở được.2. Đường dẫn khí Đường dẫn khí là một hệ thống ống, từ ngoài vào trong gồm có: mũi, họng, thanh quản,khí quản, phế quản, tiểu phế quản và các tiểu phế quản tận. Tiếp theo tiểu phế quản tận là cácbộ phận tham gia vào sự trao đổi khí: tiểu phế quản hô hấp, ống phế nang và phế nang. Từ khí quản cho đến phế nang, đường dẫn khí phân chia 23 lần tạo ra 23 thế hệ: 16 thế hệ đầu tiên được cấu tạo bởi phế quản, tiểu phế quản và tiểu phế quản tận, đây là đường dẫn truyền không khí. 7 thế hệ tiếp theo được cấu tạo bởi tiểu phế quản hô hấp, ống phế nang và phế nang, đây là vùng hô hấp hay là vùng trao đổi khí. Do sự phân chia này mà tổng thiết diện của đường thở càng vào sâu càng tăng lên, điềunày rất thuận lợi cho sự trao đổi khí ở phế nang. Ngoài chức năng dẫn khí, đường dẫn khí còn có các chức năng khác: Điều hòa lượng không khí đi vào phổi. Làm tăng tốc độ trao đổi khí ở phổi. Bảo vệ phổi. Sở dĩ như vậy là nhờ đường dẫn khí có những đặc điểm cấu tạo sau đây: Niêm mạc có hệ thống mao mạch phong phú để sưởi ấm cho luồng không khí đi vào, đồng thời có nhiều tuyến tiết nước để bão hòa hơi nước cho không khí. Không khí được sưởi ấm và bão hòa hơi nước thì tốc độ trao đổi khí ở phổi tăng lên. Niêm mạc mũi có hệ thống lông để cản các hạt bụi lớn (>10 m), niêm mạc phía trong có những tuyến tiết ra chất nhầy để giữ lại các hạt bụi nhỏ, đường dẫn khí càng vào trong càng hẹp và gấp khúc nên bụi dễ bị giữ lại hơn. Ngoài ra, các tế bào niêm mạc từ mũi cho đến tiểu phế quản tận còn có hệ thống lông rung, các lông này 18 đập phối hợp với nhau khoảng 1.000 - 1.500 lần/phút, có tác dụng đẩy bụi và chất dịch ứ đọng trong đường hô hấp ra ngoài với vận tốc khoảng 1 - 2 cm/phút. Ở họng, các chất này được khạc ra ngoài hoặc nuốt vào dạ dày. Hoạt động của hệ thống lông rung giảm khi bị ô nhiễm không khí hoặc ở những người hút nhiều thuốc lá gây ra ho, viêm xoang mãn tính, viêm phổi tái phát và giãn phế nang. Hình 1: Cấu tạo hệ thống lông rung đường dẫn khí Khí quản và phế quản được cấu tạo bằng những vòng sụn (chiếm 5/6 chu vi của khí quản). Nhờ đó, đường dẫn khí luôn rộng mở làm không khí lưu thông dễ dàng. Ở các tiểu phế quản và tiểu phế quản tận có nhiều cơ trơn (cơ reissessen), chúng có thể co giãn làm thay đổi khẩu kính của đường dẫn khí để điều chỉnh lượng không khí đi qua. Hoạt động của các cơ trơn này được điều khiển chủ yếu bởi hệ thần kinh tự động: Thần kinh giao cảm: tác động lên  2 adrenergic receptor gây giãn. Thần kinh phó giao cảm: tác động lên Muscarinic receptor gây co.3. Phổi Phổi là một tổ chức rất đàn hồi, được cấu tạo cơ bản bởi các phế nang. Đây là nơi chủyếu xảy ra quá trình trao đổi khí. Cả hai phổi có khoảng 300 triệu phế nang, biểu mô phế nanggồm 2 loại tế bào: tế bào loại I và tế bào loại II. Mỗi phế nang có đường kính khoảng 0,2 -0,5 mm, tổng diện tích mặt bên trong của toàn bộ các phế nang rất lớn (khoảng 70 m 2) vàđược gọi là diện trao đổi. Xung quanh các phế nang được bao bọc bởi một mạng mao mạch rất phong phú, mạngmạch máu này có nhiều nối thông. Vì thế, mỗi phế nang như nằm trong 1 rỗ lưới mao mạch. Thành phế nang và thành mao mạch bao quanh tạo nên một cấu trúc đặc biệt đóng vaitrò quan trọng trong việc khuếch tán khí giữa phế nang và máu gọi là màng hô hấp. Màng hôhấp rất mỏng, trung bình 0,5m, nơi mỏng nhất chỉ khoảng 0,2 m và có 6 lớp: 1. Lớp Surfactant 2. Tế bào biểu mô phế nang 19 3. Màng cơ bản biểu mô 4. Khoảng kẽ 5. Màng cơ bản mao mạch 6. Tế bào nội mô mao mạch Hình 2: Cấu tạo màng hô hấp Như vậy, cấu tạo của phổi có các đặc điểm phù hợp hoàn toàn với chức năng của nó: Diện trao đổi lớn Mạch máu phân bố phong phú Màng hô hấp rất mỏng Tất cả những đặc điểm cấu tạo đó giúp cho sự trao đổi khí ở phổi xảy ra rất thuận lợi. Bên trong lòng phế nang được lót bởi một chất đặc biệt gọi là chất hoạt diện (Surfaceactive agent) hay còn gọi là chất Surfactant. Surfactant do tế bào phổi loại II (chiếm 10% bề mặt phế nang) bài tiết ra, đó là mộtloại lipoprotein mà chất chính là Dipalmitoylphosphatidylcholin : Dipalmitoylphosphatidylcholin 62% Phosphatidylglycin 5% Các phospholipid khác 10% Các lipid trung tính 13% Protein 8% Carbonhydrat 2% Chất Surfactant có chức năng quan trọng đối với sinh lý hô hấp thông qua 3 cơ chế: Làm giảm sức căng bề mặt của phế nang, ...

Tài liệu được xem nhiều: