Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững: Nghiên cứu ở Việt nam
Số trang: 20
Loại file: pdf
Dung lượng: 227.15 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu sinh thái nhân văn dựa vào tiếp cận đánh giá bằng chỉ số, theo đặc tính và theo hiệu quả kinh tế chi phí lợi ích mở rộng cũng đã được tiến hành, ứng dụng cho nghiên cứu đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung huyện Nghĩa Hưng, Nam Định. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững: Nghiên cứu ở Việt nam SINH THÁI NHÂN VĂN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM Phan Thị Anh Đào Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu Lê Trọng Cúc Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà NộiMỞ ĐẦU Khoa học về sinh thái nhân văn xuất hiện nhằm đáp ứng nhucầu thực tiễn và ngày nay đã trở thành tâm điểm của khoa học sinhthái học. Sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu quan hệ giữacon người với môi trường thiên nhiên ở mức độ hệ thống, bao gồmhệ xã hội và hệ tự nhiên (hệ sinh thái). Sinh thái nhân văn đã khôngchỉ mở rộng khái niệm sinh thái học, mà trở thành giao điểm hội tụtư tưởng của nhiều ngành khoa học khác nhau. Sự hội tụ đó thểhiện tính hệ thống toàn vẹn bằng nghiên cứu các mối tương tác giữacác thành phần của hệ thống xã hội và hệ tự nhiên, trang bị cho nóvũ khí để có thể đương đầu được với các vấn đề môi trường ngàycàng gia tăng và các hệ thống tự nhiên - xã hội luôn luôn thay đổi(Lê Trọng Cúc, 2015). Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đã được đưa ra trong nghiêncứu sinh thái nhân văn: nhân chủng - sinh thái học, chủ nghĩa môitrường, sinh thái văn hóa, sinh thái xã hội học, tiếp cận tâm lý học,tiếp cận kiến trúc và quy hoạch đô thị, tiếp cận sinh học và tiến hóa(Bruhn, 1974; Kormondy, 1998). Odum (1975) đã cho rằng, sinh tháihọc là cầu nối giữa khoa học và xã hội, là cơ sở của việc liên kết cácnghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Nhiều nhà khoa họcđã khẳng định: cơ sở của sinh thái nhân văn là những kiến thức cơ bảnvề sinh thái học (Park, 1936; McKenzie, 1961; Kormondy, 1998). Mộttrong những đặc điểm nổi bật của nghiên cứu sinh thái nhân văn làtính đa ngành, liên ngành, với sự đóng góp của các nghiên cứu khoahọc tự nhiên cũng như khoa học xã hội (Bruhn, 1974; Young, 1974). 3 Giá trị của sinh thái nhân văn là ở chỗ, nó giúp cho con người thấyđược những mối quan hệ không được thừa nhận trước kia giữa conngười và môi trường. Nó cũng giúp cho con người nhận thức sâu sắc vềvị trí của con người trong thế giới và suy nghĩ của con người về môitrường của họ (Rambo, 1983). Sinh thái nhân văn đã được áp dụng vàonhững nghiên cứu ở Việt Nam từ những năm 1989 trong nhiều lĩnh vực.Bài báo này đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiêncứu sinh thái nhân văn với phát triển bền vững ở Việt Nam.1. SINH THÁI NHÂN VĂN VÀ LÝ THUYẾT HỆ THỐNG Nghiên cứu một cách hệ thống sinh thái nhân văn mới chỉ bắt đầutừ những năm đầu của thế kỷ XX (Young, 1974). Nhiều nhà khoa họcđã đưa ra những định nghĩa khác nhau về sinh thái nhân văn, nhưng cónội dung gần với nhau (Hens, 1996): sinh thái nhân văn đều có chungmột điểm là khoa học nghiên cứu về phát triển của xã hội và quần thểngười trong mối tác động qua lại với nhau và với toàn bộ môi trườngcủa chúng. Rambo (1983) cũng định nghĩa tương tự: sinh thái nhânvăn là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và môitrường. Theo Vayda (1983), trong nghiên cứu sinh thái nhân văn, sựchính xác mang tính định lượng và các mô hình thí nghiệm của cácnghiên cứu cứng nhắc là không tuyệt đối cần thiết. Ông cho rằng, cầncó phương pháp linh động để phù hợp với những vấn đề và quá trìnhtrong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và môi trườngtrong nghiên cứu sinh thái nhân văn: chọn lựa các tổ hợp của cácphương pháp định tính và định lượng: phương pháp định tính như làphỏng vấn bán chính thức, kỹ thuật nhân chủng học, việc quan sát,hay phương pháp định lượng như điều tra các thành phần của các hộgia đình, phân phối thời gian, việc sử dụng đất. Trên thực tế, phươngpháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA - rapid rural appraisal), đánhgiá nông thôn có sự tham gia (PRA - participatory rural appraisal) đãđược sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu sinh thái nhânvăn (Lê Trọng Cúc và cs., 1990, 1993). Việc nghiên cứu sinh tháinhân văn dựa vào tiếp cận đánh giá bằng chỉ số, theo đặc tính và theohiệu quả kinh tế chi phí lợi ích mở rộng cũng đã được tiến hành, ứngdụng cho nghiên cứu đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôitôm tại vùng nuôi tập trung huyện Nghĩa Hưng, Nam Định (NguyễnThị Phương Loan, 2012). Tiếp cận hệ thống cũng được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứusinh thái nhân văn. Hệ thống là một tổ chức có nhiều bộ phận liên hệ4với nhau trong không gian và thời gian, chúng cùng hoạt động theonhững cách thức nhất định để cho ra những kết quả nhất định (LêTrọng Cúc, 2015). Mỗi hệ thống được tạo thành không phải do sự lựachọn ngẫu nhiên các thành phần, mà chúng được hợp nhất theo chứcnăng và có “bản chất tương thích” một cách chắc chắn mới đảm bảocho hệ, nếu như hệ này muốn hoạt động một cách hiệu quả và bền bỉtheo thời gian. Các thành phần cũng hướng tới sự thống nhất các chứcnăng. Hệ sinh thái và hệ xã hội cũng hướng tới tính thống nhất theothời gian mà mỗi thành phần trở nên thích nghi hơn với sự tác động,ảnh hưởng bởi các thành phần khác. Một trong những khía cạnh quantrọng của hệ là các “đặc tính nổi bật. Các đặc tính này tạo cho hệ tínhchất hệ thống hơn, chứ không đơn thuần chỉ là tổng các thành phần(Rambo, 1984). Các nhà khoa học đã đưa ra một số mô hình đơn giản về sinh tháinhân văn, như mô hình dựa trên cơ sở hệ sinh thái, mô hình dựa trên cơsở “hành động cá nhân” (Rambo, 1983). A.T. Rambo cho rằng, các môhình trên có những hạn chế nhất định, thế giới của chúng ta là một phứchệ và thật là sai lầm khi sử dụng các mô hình đơn giản để giải quyết hệsinh thái phức tạp. Năm 1984, A.T. Rambo đã đề xuất mô hình mới vềhệ sinh thái nhân văn trong các công trình nghiên cứu hệ sinh thái nôngnghiệp. Trong đó, hệ sinh thái nhân văn bao gồm hệ thống xã hội (hệ xãhội) và hệ sinh thái nông nghiệp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững: Nghiên cứu ở Việt nam SINH THÁI NHÂN VĂN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM Phan Thị Anh Đào Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu Lê Trọng Cúc Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà NộiMỞ ĐẦU Khoa học về sinh thái nhân văn xuất hiện nhằm đáp ứng nhucầu thực tiễn và ngày nay đã trở thành tâm điểm của khoa học sinhthái học. Sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu quan hệ giữacon người với môi trường thiên nhiên ở mức độ hệ thống, bao gồmhệ xã hội và hệ tự nhiên (hệ sinh thái). Sinh thái nhân văn đã khôngchỉ mở rộng khái niệm sinh thái học, mà trở thành giao điểm hội tụtư tưởng của nhiều ngành khoa học khác nhau. Sự hội tụ đó thểhiện tính hệ thống toàn vẹn bằng nghiên cứu các mối tương tác giữacác thành phần của hệ thống xã hội và hệ tự nhiên, trang bị cho nóvũ khí để có thể đương đầu được với các vấn đề môi trường ngàycàng gia tăng và các hệ thống tự nhiên - xã hội luôn luôn thay đổi(Lê Trọng Cúc, 2015). Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đã được đưa ra trong nghiêncứu sinh thái nhân văn: nhân chủng - sinh thái học, chủ nghĩa môitrường, sinh thái văn hóa, sinh thái xã hội học, tiếp cận tâm lý học,tiếp cận kiến trúc và quy hoạch đô thị, tiếp cận sinh học và tiến hóa(Bruhn, 1974; Kormondy, 1998). Odum (1975) đã cho rằng, sinh tháihọc là cầu nối giữa khoa học và xã hội, là cơ sở của việc liên kết cácnghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Nhiều nhà khoa họcđã khẳng định: cơ sở của sinh thái nhân văn là những kiến thức cơ bảnvề sinh thái học (Park, 1936; McKenzie, 1961; Kormondy, 1998). Mộttrong những đặc điểm nổi bật của nghiên cứu sinh thái nhân văn làtính đa ngành, liên ngành, với sự đóng góp của các nghiên cứu khoahọc tự nhiên cũng như khoa học xã hội (Bruhn, 1974; Young, 1974). 3 Giá trị của sinh thái nhân văn là ở chỗ, nó giúp cho con người thấyđược những mối quan hệ không được thừa nhận trước kia giữa conngười và môi trường. Nó cũng giúp cho con người nhận thức sâu sắc vềvị trí của con người trong thế giới và suy nghĩ của con người về môitrường của họ (Rambo, 1983). Sinh thái nhân văn đã được áp dụng vàonhững nghiên cứu ở Việt Nam từ những năm 1989 trong nhiều lĩnh vực.Bài báo này đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiêncứu sinh thái nhân văn với phát triển bền vững ở Việt Nam.1. SINH THÁI NHÂN VĂN VÀ LÝ THUYẾT HỆ THỐNG Nghiên cứu một cách hệ thống sinh thái nhân văn mới chỉ bắt đầutừ những năm đầu của thế kỷ XX (Young, 1974). Nhiều nhà khoa họcđã đưa ra những định nghĩa khác nhau về sinh thái nhân văn, nhưng cónội dung gần với nhau (Hens, 1996): sinh thái nhân văn đều có chungmột điểm là khoa học nghiên cứu về phát triển của xã hội và quần thểngười trong mối tác động qua lại với nhau và với toàn bộ môi trườngcủa chúng. Rambo (1983) cũng định nghĩa tương tự: sinh thái nhânvăn là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và môitrường. Theo Vayda (1983), trong nghiên cứu sinh thái nhân văn, sựchính xác mang tính định lượng và các mô hình thí nghiệm của cácnghiên cứu cứng nhắc là không tuyệt đối cần thiết. Ông cho rằng, cầncó phương pháp linh động để phù hợp với những vấn đề và quá trìnhtrong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và môi trườngtrong nghiên cứu sinh thái nhân văn: chọn lựa các tổ hợp của cácphương pháp định tính và định lượng: phương pháp định tính như làphỏng vấn bán chính thức, kỹ thuật nhân chủng học, việc quan sát,hay phương pháp định lượng như điều tra các thành phần của các hộgia đình, phân phối thời gian, việc sử dụng đất. Trên thực tế, phươngpháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA - rapid rural appraisal), đánhgiá nông thôn có sự tham gia (PRA - participatory rural appraisal) đãđược sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu sinh thái nhânvăn (Lê Trọng Cúc và cs., 1990, 1993). Việc nghiên cứu sinh tháinhân văn dựa vào tiếp cận đánh giá bằng chỉ số, theo đặc tính và theohiệu quả kinh tế chi phí lợi ích mở rộng cũng đã được tiến hành, ứngdụng cho nghiên cứu đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôitôm tại vùng nuôi tập trung huyện Nghĩa Hưng, Nam Định (NguyễnThị Phương Loan, 2012). Tiếp cận hệ thống cũng được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứusinh thái nhân văn. Hệ thống là một tổ chức có nhiều bộ phận liên hệ4với nhau trong không gian và thời gian, chúng cùng hoạt động theonhững cách thức nhất định để cho ra những kết quả nhất định (LêTrọng Cúc, 2015). Mỗi hệ thống được tạo thành không phải do sự lựachọn ngẫu nhiên các thành phần, mà chúng được hợp nhất theo chứcnăng và có “bản chất tương thích” một cách chắc chắn mới đảm bảocho hệ, nếu như hệ này muốn hoạt động một cách hiệu quả và bền bỉtheo thời gian. Các thành phần cũng hướng tới sự thống nhất các chứcnăng. Hệ sinh thái và hệ xã hội cũng hướng tới tính thống nhất theothời gian mà mỗi thành phần trở nên thích nghi hơn với sự tác động,ảnh hưởng bởi các thành phần khác. Một trong những khía cạnh quantrọng của hệ là các “đặc tính nổi bật. Các đặc tính này tạo cho hệ tínhchất hệ thống hơn, chứ không đơn thuần chỉ là tổng các thành phần(Rambo, 1984). Các nhà khoa học đã đưa ra một số mô hình đơn giản về sinh tháinhân văn, như mô hình dựa trên cơ sở hệ sinh thái, mô hình dựa trên cơsở “hành động cá nhân” (Rambo, 1983). A.T. Rambo cho rằng, các môhình trên có những hạn chế nhất định, thế giới của chúng ta là một phứchệ và thật là sai lầm khi sử dụng các mô hình đơn giản để giải quyết hệsinh thái phức tạp. Năm 1984, A.T. Rambo đã đề xuất mô hình mới vềhệ sinh thái nhân văn trong các công trình nghiên cứu hệ sinh thái nôngnghiệp. Trong đó, hệ sinh thái nhân văn bao gồm hệ thống xã hội (hệ xãhội) và hệ sinh thái nông nghiệp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sinh thái nhân văn Phát triển bền vững Kỹ thuật nhân chủng học Phát triển nuôi tôm Hệ sinh thái Đa dạng sinh họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
342 trang 340 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 307 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 299 0 0 -
95 trang 260 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 243 0 0 -
149 trang 231 0 0
-
9 trang 205 0 0
-
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 192 0 0 -
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 179 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 170 0 0