Danh mục

SKKN: Biện pháp quản lí của Hiệu trưởng nhằm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học

Số trang: 37      Loại file: pdf      Dung lượng: 403.93 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến “Biện pháp quản lí của Hiệu trưởng nhằm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học” nhằm nghiên cứu thực trạng biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm hạn chế tỉ lệ học sinh bỏ học của trường trung học phổ thông Trần Văn Ơn- huyện Châu Thành - tỉnh Bến Tre. Đề ra biện pháp quản lý cụ thể của hiệu trưởng nhằm giảm số lượng học sinh bỏ học trong những năm tiếp theo của trường trung học phổ thông Trần Văn Ơn luôn luôn giữ vững một trong hai trường đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của tỉnh Bến Tre. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Biện pháp quản lí của Hiệu trưởng nhằm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMBIỆN PHÁP QUẢN LÍ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM GIẢM TỈ LỆ HỌC SINH BỎ HỌC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Đại hội XI của Đảng họp vào lúc toàn Đảng, toàn dân ta kết thúc thập kỷđầu của thế kỷ XXI, thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, nhiệm vụ của Nghịquyết Đại hội X và đã trải qua 25 năm đổi mới, 20 năm thực hiện Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, 10 năm thực hiện Chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việcthực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, đề ra phương hướng, nhiệm vụ 5 năm2011 - 2015; tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm2001 - 2010, xác định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020;tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh năm 1991; kiểm điểm sự lãnh đạo củaBan Chấp hành Trung ương Đảng khoá X; bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng; bầuBan Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI (nhiệm kỳ 2011 - 2015). Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáodục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phươngpháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng,đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ýthức trách nhiệm xã hội. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêucầu về chất lượng. Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽvới nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ. Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vậtchất - kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đầu tư hợp lý, có hiệu quả xâydựng một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt trình độ quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnhđạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hoá đầu đàn; đội ngũdoanh nhân và lao động lành nghề. Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu pháttriển của xã hội; có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa cácdoanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề ánđào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạonghề cho nông dân, đặc biệt đối với người bị thu hồi đất; nâng cao tỉ lệ lao độngqua đào tạo. Quan tâm hơn tới phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa,vùng khó khăn. Bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục; thực hiện tốt chínhsách ưu đãi, hỗ trợ đối với người và gia đình có công, đồng bào dân tộc thiểu số,học sinh giỏi, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, giáo viên công tác ở vùng sâu,vùng xa, vùng có nhiều khó khăn. Tình hình học sinh bỏ học hiện nay đã và đang là tiếng chuông báo động trênphạm vi cả nước. Bến Tre là một trong các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sôngCửu Long được đánh giá còn trong tình trạng có số lượng học sinh bỏ học khácao. Từ nhiều năm học qua, tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng đã được cácSở Giáo dục & Đào tạo đặc biệt quan tâm và đưa vào các tiêu chuẩn thi đua tạicác đơn vị trường học. Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá thi đuatheo đơn vị lớp, đơn vị trường, cụm, vùng. Tiêu chuẩn nầy còn được đặc biệtquan trọng hơn đối với các trường đạt danh hiệu “Trường đạt chuẩn Quốc gia”. Trường tôi thuộc cấp trung học phổ thông của khu vực vùng ven Thị trấn,nơi tập trung học sinh từ các khu vực xã lân cận nên điều kiện đi học nhiều emcòn rất khó khăn, do vậy tình trạng học sinh bỏ học hiện nay vẫn là mối quan tâmchủ yếu. Là một nhà quản lí giáo dục việc đảm bảo sỉ số học sinh trong từng năm họclà điều tôi rất quan tâm. Để kéo giảm tỉ lệ học sinh bỏ học là việc thể hiện “cáitâm” của những bậc làm cha, làm mẹ thứ hai của các em . Nhiều lần có dịp giao lưu với các trường bạn khi báo cáo về tình trạng họcsinh bỏ học trường tôi luôn được nhận những câu hỏi xoay quanh vấn đề: “ Làmsao để duy trì tốt sỉ số học sinh bỏ học ” và thực tế trong 3 năm gần đây tỉ lệ họcsinh bỏ học của trường liên tục có chiều hướng giảm. Đó là lí do tôi chọn đề tài “ Biện pháp quản lí của Hiệu trưởng nhằm giảm tỉlệ học sinh bỏ học” với mong muốn cùng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệptrong vấn đề quản lí duy trì sỉ số học sinh, hạn chế thấp nhất tình trạng học sinhbỏ học. 2. Mục đích nghiên cứu: 2.1.Nhằm nghiên cứu thực trạng biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằmhạn chế tỉ lệ học sinh bỏ học của trường trung học phổ thông Trần Văn Ơn- huyệnChâu Thành - tỉnh Bến Tre. 2.2. Đề ra biện pháp quản lý cụ thể của hiệu trưởng nhằm giảm số lượnghọc sinh bỏ học trong những năm tiếp theo của trường trung học phổ thông TrầnVăn Ơn luôn luôn giữ vững một trong hai trường đạt chuẩn quốc gia đầu tiên củatỉnh Bến Tre. 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể được nghiên cứu : 3.1.Đối tượng được nghiên cứu : Các biện pháp quản lý nhằm giảm tỉ lệ hoc sinh bỏ học của hiệu trưởngtrường trung học phổ thông Trần Văn Ơn- huyện Châu Thành - tỉnh Bến Tre. 3.2.Khách thể được nghiên cứu : Công tác quản lý học sinh trong trường trung học phổ thông Trần Văn Ơn-huyện Châu Thành - tỉnh Bến Tre. 4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài : 4.1.Địa bàn Trường trung học phổ thông Trần Văn Ơn- huyện ChâuThành - tỉnh Bến Tre. 4.2. Quản lý tỉ lệ học sinh bỏ học của hiệu trưởng. 5. Giả thuyết khoa học : Hiện nay hiệu trưởng các Trường trung học phổ thông trên địa bàn huyệnChâu Thành- tỉnh Bến Tre đã và đang thực hiện nhiều biện pháp quản lý nhằmkéo giảm tỉ lệ học sinh bỏ học đặc biệt là các trường trung học phổ thông ở vùngsâu, vùng xa chủ yếu là các trung tâm giáo dục thường xuyên. Song trong công tác quản lý của hiệu trưởng còn nhiều bất cập. Nếu đềxuất các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn của hiệu trưởng và kết hợp với giá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: