Danh mục

SKKN: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học viên bậc THPT ở Trung tâm giáo dục thường xuyên số 1 thành phố Lào Cai

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 356.21 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học viên bậc THPT ở Trung tâm giáo dục thường xuyên số 1 thành phố Lào Cai” nghiên cứu để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học viên học chương trình GDTX bậc THPT trong diện xếp loại hạnh kiểm. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học viên bậc THPT ở Trung tâm giáo dục thường xuyên số 1 thành phố Lào Cai SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁODỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC VIÊN BẬC THPT Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN SỐ 1 THÀNH PHỐ LÀO CAI A. MỞ ĐẦU1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước vànhân dân ta luôn luôn tập trung mọi nguồn lực xã hội để thực hiện mục tiêu xâydựng những con người Việt Nam có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cườngxây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc đồng thời cónăng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy được tiềm năng của dântộc, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân để làm chủ trithức khoa học và công nghiệp hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hànhgiỏi, có tác phong công nghiệp, có tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ, kiên định vớichủ nghĩa xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh, có khả năng hội nhập. Quan điểm vềphát triển con người Việt Nam nói trên đã thể hiện rõ ở mục tiêu giáo dục là“Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sứckhoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực củacông dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong xã hội ta hiện nay, bên cạnh những truyền thống đạo đức tốt đẹpcủa dân tộc và của nhân loại đang là nguồn sức mạnh tinh thần vô cùng to lớncủa sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, cũng đang còn không ít những vấn đềthuộc về lĩnh vực đạo đức mà cộng đồng, xã hội vẫn phải quan tâm. Đó là vấnđề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ có được lối sống lành mạnh, trung thực, nhânái, vị tha, thấm đượm tình người sâu sắc; loại bỏ lối sống thực dụng, ích kỉ, chạytheo đồng tiền bất chính, sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm của người khác. Đứngtrước những biểu hiện suy thoái đạo đức, sự phát triển nhân cách không lànhmạnh của một số người trong xã hội ta, đòi hỏi “phải tăng cường công tác giáodục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân”,lành mạnh hóa đời sống tinh thần xã hội. Việc giải quyết các đòi hỏi đó là mộttrong các nhiệm vụ quan trọng của công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta hiệnnay. Trong những năm qua, đạo đức của học viên ở Trung tâm Giáo dụcthường xuyên số 1 thành phố Lào Cai có sự chuyển biến theo chiều hướng tiếnbộ, tuy nhiên những biểu hiện đạo đức của học viên trẻ, đặc biệt là học viên vănhoá bậc THPT trong độ tuổi phổ thông tại Trung tâm còn đặt ra nhiều vấn đềbức xúc cần được nghiên cứu và giải quyết và việc quản lý hoạt động GDĐĐchưa được thực sự chú trọng ở trung tâm. Các biện pháp quản lý hoạt động giáodục đạo đức đã áp dụng chưa mang lại hiệu quả tốt. Vì vậy, cần đề xuất đượccác biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GDĐĐ cho học viênở Trung tâm. Nếu các vấn đề đó được nghiên cứu và giải quyết thấu đáo, sẽ tạonên những chuyển biến tích cực về lối sống và đạo đức của học viên, từ đó nângcao chất lượng đào tạo của đơn vị và góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượngcao cho địa phương và đất nước. Hiện nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về giáo dục đạođức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh; tuy nhiên việc nghiêncứu cụ thể về thực trạng và các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đứccho học viên văn hoá bậc trung học phổ thông trong độ tuổi xếp loại hạnh kiểmở TTGDTX thành phố Lào Cai nói riêng thì đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụthể nào. Là một cán bộ quản lý của Trung tâm giáo dục thường xuyên thành phốLào Cai, tỉnh Lào Cai, đứng trước những vấn đề bức xúc về lý luận và thực tiễnnêu trên với kinh nghiệm thực tế và qua trao đổi cùng đồng nghiệp tôi nghiêncứu vấn đề “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học viên bậcTHPT ở Trung tâm giáo dục thường xuyên số 1 thành phố Lào Cai” nhằmgóp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại Trung tâm.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ chohọc viên ở TTGDTX số 1 thành phố Lào Cai, đề xuất các biện pháp quản lý hoạtđộng GDĐĐ cho học viên văn hoá bậc THPT độ tuổi xếp loại hạnh kiểm nhằmgóp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU3.1 Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học viên tại Trung tâmGiáo dục thường xuyên số 1 thành phố Lào Cai.3.2 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học viên văn hoá bậcTHPT trong diện xếp loại hạnh kiểm của Trung tâm GDTX số 1.4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Hoạt động GDĐĐ cho học viên văn hoá bậc THPT trong diện xếp loạihạnh kiểm ở TTGDTX số 1 thành phố Lào Cai sẽ đạt được chất lượng và hiệuquả cao hơn trong giai ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: