Danh mục

SKKN: Các bước xử lý, ngăn chặn hành vi 'Bạo lực học đường' của học sinh trường Trung học Phổ thông Châu Thành

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 359.52 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (32 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đứng trước những bức xúc của xã hội về bạo lực học đường ngày càng diễn ra phức tạp và nguy hiểm. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn thì các mâu thuẫn sẽ đẩy đến chỗ gay gắt hơn. Sáng kiến “Các bước xử lý, ngăn chặn hành vi “Bạo lực học đường” của học sinh trường Trung học Phổ thông Châu Thành” đưa ra một vài biện pháp để giải quyết những mâu thuẫn tiềm ẩn trong các em học sinh nhằm xử lí, hòa giải những mâu thuẫn đó một cách triệt để. Với những cách làm này nó sẽ ngăn chặn, răn đe các em còn lại và đồng thời xóa hết những mâu thuẫn mà các em đã gây ra. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Các bước xử lý, ngăn chặn hành vi “Bạo lực học đường” của học sinh trường Trung học Phổ thông Châu Thành SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÁC BƯỚC XỬ LÝ, NGĂN CHẶNHÀNH VI “BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG”CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNGHỌC PHỔ THÔNG CHÂU THÀNHLÝ LỊCH BẢN THÂN - Họ và tên: Đặng Quang Nguyên Ngày sinh: 04 – 03 – 1973 - Mã ngạch: 15.113 Bậc lương: 05 - Đơn vị công tác: Trường THPT Châu Thành, tỉnh Kiên Giang - Giảng dạy môn: Công nghệ - Công tác kiêm nhiệm: Bí thư Đoàn trường. NỘI DUNGI. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Bối cảnh của đề tài: Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm và dành nhiều tình cảm thương yêu sâu sắcđối với thế hệ trẻ. Trong “Thư gửi các bạn thanh niên” ngày 12/8/1947, Bácviết: “… Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanhniên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phảirèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tươnglai đó”. Trong “Di chúc”, Bác cũng dành những lời lẽ tâm huyết nói về thanhniên: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xungphong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dụcđào tạo cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủnghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đờisau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Bác xem đạo đức là yếu tố quantrọng hình thành nhân cách con người. Đối với học sinh thì việc giáo dục đạođức lại là việc cần quan tâm trước tiên, như ông bà ta thường nói “dạy con từthuở còn thơ”. Ý thức được tầm quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho họcsinh, từ năm học 2009-2010, Bộ Gíao dục và Đào tạo đã đưa ra chủ đề là “Họclàm người trước khi học lấy chữ”. Chủ đề này được sự đồng tình của nhiềungười, bởi những năm gần đây hạnh kiểm của một số em học sinh có chiềuhướng giảm sút gây nỗi lo âu cho xã hội cũng như những người công tác trongngành giáo dục. Trong những năm gần đây vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận rấtquan tâm và được coi là một hiện tượng xã hội đã đến mức nguy hiểm vànghiêm trọng. Có rất nhiều cuộc hội thảo về chuyên đề phòng chống bạo lựctrong nhà trường để đưa ra những biện pháp nhầm giải quyết hiện tượng bạo lựctrong học sinh. Có ý kiến cho rằng “Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫntới hiện tượng trên đó chính là tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người làmgiảm hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, chưa quan tâmđầy đủ và huy động các nguồn lực cần thiết cho công tác giáo dục đạo đức họcsinh”. Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh là việc làmthường xuyên và cần phải thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên,trong nhà trường vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của cácthầy cô giáo, không thể phủ nhận vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trongviệc hình thành nhân cách của học sinh. Với thực trạng bạo lực trong học đườnghiện nay, nhà trường cần phải làm gì để ngăn chặn và giúp học sinh phát triểnnhân cách trở thành những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làmchủ đất nước, có đức có tài? 2. Lý do chọn đề tài: Thời gian gần đây chúng ta đã nghe và đọc rất nhiều đến cụm từ “Bạo lựchọc đường”; sách báo đã dành rất nhiều trang để nói về điều này. “Bạo lực họcđường”: đó là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu quảnghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường. Nếu nhìn từ góc độ lấy họcsinh làm trung tâm thì bạo lực học đường là sự xâm hại của học sinh đối với họcsinh, sự xâm hại của học sinh đối với người bên ngoài nhà trường và ngược lại,là sự xâm hại của giáo viên đối với học sinh và ngược lại… Bạo lực ấy xâmphạm đến sức khoẻ hoặc danh dự của người bị hại, hoặc xâm phạm đến tínhmạng và nhân phẩm của người bị hại. Bạo lực ấy không chỉ xảy ra trong phạmvi nhà trường mà nhiều khi xảy ra bên ngoài nhà trường. Ở đây tôi chọn đề tàicác bước xử lí, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường của học sinh trường trunghọc phổ thông Châu Thành, nhằm giải quyết tình trạng bạo lực đang leo thangtrong các trường phổ thông. Đây là một trong những biện pháp mà tôi đã ápdụng nhiều năm và thấy hiệu quả cao khi thực hiện. 3. Phạm vi và đối tượng của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu để giải quyết những mâu thuẫn của học sinhtrường trung học phổ thông Châu Thành nhằm ngăn chặn bạo hành vi lực họcđường. Đối tượng nghiên cứu là học sinh ở bậc trung học phổ thông. 4. Mục đích của đề tài: Đứng trước những bức xúc của xã hội về bạo lực học đường ngày càngdiễn ra phức tạp và nguy hiểm. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn thìcác mâu thuẫn sẽ đẩy đến chỗ gay gắt hơn. Ở đây tôi đưa ra một vài biện phápđể giải quyết những mâu thuẫn tiềm ẩn trong các em học sinh nhằm xử lí, hòagiải những mâu thuẫn đó một cách triệt để. Với những cách làm này nó sẽ ngănchặn, răn đe các em còn lại và đồng thời xóa hết những ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: