Danh mục

SKKN: Cách mở bài trong văn nghị luận

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 189.92 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Làm thế nào để học sinh phổ thông có những bài văn nghị luận hành văn trôi chảy, lôgic, mạch lạc? Đó là câu hỏi của rất nhiều giáo viên dạy bộ môn văn. Vậy để điều đó trở thành hiện thực đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều công sức tìm phương pháp phù hợp. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Cách mở bài trong văn nghị luận”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Cách mở bài trong văn nghị luận SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMCÁCH MỞ BÀI TRONG VĂN NGHỊ LUẬN A. đặt vấn đề. Chất lượng môn ngữ văn ở trường THPT thường thấp. Bởi tập làmvăn là một phân môn khó- đặc trưng của phân môn này là yêu cầu họcsinh vận dụng kiến thức đã được học ở phân môn văn và tiếng việt vàoviệc làm văn. Mặt khác, ý thức học môn văn của học sinh chưa cao.Không hiếm tình trạng giáo viên chỉ chú trọng đến giờ văn học, xem nhẹgiờ làm văn, chỉ dạy qua loa, chiếu lệ. Biểu hiện rất rõ của học sinh trước một đề văn là thường tỏ ra lúngtúng ngay ở khâu tìm hiểu đề, xác định các yêu cầu, cho đến công đoạnvận dụng kiến thức văn chương, lịch sử, xã hội… và năng lực tư duyngôn ngữ để triển khai, lập dàn ý. Đáng lưu ý hơn nữa là tình trạng mòmẫm trong công đoạn tạo văn bản hoàn chỉnh. Nhiều bài viết của họcsinh còn bộc lộ tình trạng làm bài mà không hề có ý thức về việc vậndụng kiến thức mà môn làm văn đã cung cấp, bỏ qua công đoạn phântích, tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý, cứ đề ra thì bắt tay vào viết: nghĩ saoviết vậy, lắp ghép câu chữ tùy tiện, quanh quẩn lặp lại những điều đãviết, đến lúc không nghĩ ra được điều gì nữa thì kết thúc bài. Đó là nhữngbài văn lạc đề, lệch đề, không có kết cấu, đoạn mạch rõ ràng, đầy nhữngcâu văn “bất thành cơ”, từ ngữ thiếu chính xác, sai chính tả.Sau đây là trích một số đoạn của HS: (1) “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, Túc buồn buông xuống lệ ngàn hàng. Đây mùa thu tới, mùa thu tới, Với áo mơ phai dệt lá vàng.” Khổ thơ trên nói lên hình ảnh của một người con gái đã có chồng thìbây giờ chồng qua đời cơ cảm thấy cô đơn, cơ lo nghĩ không biết số phậnmình ra sao, cuộc đời cơ thật bất hạnh đã chịu sự đau thương tang tóctrước sự mất mát to lớn đó không thể nào bù đắp được cho cơ. (2) Túc buồn buông xuống lệ ngàn hàng: giọt lệ như mưa, một nỗibuồn vẫn mâng mông bao la, nỗi xa người yêu là thế. Mọi người chúng taai ai đều có sự yêu thương vậy mà thực dân chủ nghĩa tư bản Phương tâynó không có trái tim hay sao? Nó không có nước mắt hay sao. Đó là những bài văn cho thấy rõ kiến thức văn học và kĩ năng làmvăn của học sinh quá kém cõi. Làm thế nào để học sinh phổ thông có những bài văn nghị luận hànhvăn trôi chảy, lôgic, mạch lạc? Đó là câu hỏi của rất nhiều giáo viên dạybộ môn văn. Vậy để điều đó trở thành hiện thực đòi hỏi người giáo viênphải tốn nhiều công sức tìm phương pháp phù hợp. Riêng đối với tôi, qua thực tế giảng dạy tôi đã rút ra được một sốphương pháp giúp học sinh làm tốt một bài văn nghị luận. Nhưng do điềukiện khách quan, do yêu cầu một bài sáng kiến kinh nghiệm người viếtchỉ chọn một vấn đề của bài văn nghị luận: cách viết mở bài. Trong bài văn phần mở bài là phần phụ, không quan trọng, nhưng cóthể nói phần này lại là phần “hồn” của bài văn nghị luận. Đọc phần mởbài, giáo viên có thể nhận biết trình độ, năng khiếu viết văn của học sinh,có thể đánh giá năng lực học văn của học sinh. B. giải quyết vấn đềI. Cách thức tiến hành:1.Viết các câu dẫn nhập. Viết các câu dẫn nhập nói chung là khó. Bởi vì câu dẫn nhập đầutiên là câu văn “khởi động” cả quá trình tạo văn bản phức tạp. Nó chiphối, quy định các câu tiếp theo, nên có thể gây khó khăn hay tạo điềukiện thuận lợi cho người viết trong việc dẫn nhập. Tuy nhiên về phươngdiện tâm lý, nếu có ý thức rõ về bước “khởi động” quan trọng này, viếtdẫn nhập vẫn không phải là chuyện nan giải. Trước hết cần xác định rõđiểm “xuất phát” và khoảng cách giữa điểm “xuất phát” với đề tài đượcbàn luận trong bài. Chẳng hạn, nếu đề tài được bàn luận là nhân vật thì điểm xuất phátgần nhất là tác phẩm, xa hơn nữa là tác giả, hoàn cảnh sáng tác, là bốicảnh lịch sử, văn hóa, xã hội có liên quan đến tác phẩm; xa hơn nữa làtrào lưu sáng tác, giai đoạn văn học…..Có thể minh họa điều này bằngmột ví dụ cụ thể. Trong trường hợp đề văn yêu cầu phân tích nhân vật Hộtrong tác phẩm “Đời thừa” của nhà văn Nam Cao, thì trong phần mở bàicó thể chọn điểm xuất phát và từng bước dẫn vào như sau: (1) Vị trí của Nam Cao trong trào lưu văn học hiện thực phê phán Việtnam thế ký XX, giai đoạn 1930-1945. (2) Hai loại đề tài mà Nam Cao thường khai thác trong các sáng táctrước năm 1945. (3) “Đời thừa”- một thành công tiêu biểu của Nam Cao về đề tài ngườitrí thức nghèo. (4) Nhân vật Hộ trong tác phẩm ít nhiều mang bóng dáng của nhà vănNam Cao. Trên cơ sở xuất phát điểm đã xác định, người viết từng bước dẫnvào đề bài bằng những câu trần thuật nêu nhận định, câu nghi vấn, hayphối hợp câu trần thuật với câu nghi vấn. Chẳng hạn, có thể viết mở bài về nhân vật Hộ như sau:Nam Cao là một trong những đại biểu xuất sắc của văn học hiện thực phêphán Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Ở giai đoạn văn học này nhà văntập trung vào hai đề tài chính: cuộc sống cùng quẫn, thê thảm của ngườinông dân ở nông thôn và cuộc sống mòn mỏi, bế tắc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: