Danh mục

SKKN: Chính tả và chữa lỗi chính tả trong nhà trường Trung học Phổ thông

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 189.56 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài chỉ nêu ra một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân người viết đã đúc rút ra được qua những năm giảng dạy để nhằm trao đổi với quý vị, chứ đây chưa phải là phương pháp tối ưu. Phạm vi đề tài truyền đến cho người đọc một vài cách để người giáo viên có thể chấn chỉnh những lỗi chính tả mà học sinh mắc phải, từ đó học sinh viết đúng chính tả và có ý thức hơn trong việc viết lách. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến "Chính tả và chữa lỗi chính tả trong nhà trường Trung học Phổ thông".
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Chính tả và chữa lỗi chính tả trong nhà trường Trung học Phổ thông SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMCHÍNH TẢ VÀ SỬA LỖI CHÍNH TẢ TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG A. PHẦN MỞ ĐẦU. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Chính tả là những quy ước về chuẩn mực chữ viết. Chữ viết là do conngười tạo ra vì thế nó cũng mang tính qui ước. Chữ viết tiếng việt là chữ ghi âm.Nghĩa là phát âm như thế nào thì ghi như thế. Về cơ bản nó theo nguyên tắc mỗichữ cái dùng ghi một âm. Mỗi âm ứng với một vài chữ. Đối với tiếng Việt, khiphát âm mỗi tiếng là một âm tiết. Một âm tiết tiếng Việt gồm ba bộ phận: Phụâm đầu + vần + thanh điệu. Mỗi vần lại được chia ra làm ba âm: âm đệm, âmchính, âm cuối. Như vậy là phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanhđiệu là những yếu tố liên quan đến chuẩn mực chính tả. Để viết đúng chuẩn mựcchính tả bản thân chúng ta phải nắm được các quy tắc chính tả đồng thời phảithường xuyên rèn luyện khi viết. Một khi chuẩn mực chính tả đã được đặt ra vàđược xã hội thừa nhận thì dù hệ thống đó có thể còn chưa hợp lí nhưng mọingười bắt buộc phải tuân theo. Nếu viết khác đi sẽ bị xã hội coi là sai và khôngchấp nhận. Tuy đã có những chuẩn mực và quy định về chính tả nhưng hiện naytình hình về viết chính tả, tên người, tên địa lý, tên các cơ quan xí nghiệp… vẫncòn tùy tiện. Đặc biệt là ở học sinh các cấp trong đó có học sinh trung học phổthông. Việc viết không đúng chuẩn mực chính tả có nhiều lí do: cách phát âmtheo phương ngữ địa phương , thiếu ý thức trong quá trình viết, chưa nắm đượccác quy tắc chính tả… Để cho học sinh viết đúng chuẩn mực chính tả thì ngườigiáo viên trực tiếp giảng dạy phải có phương pháp nhằm cho học sinh nắm đượccác quy tắc về chính tả đồng rèn luyện ý thức trong khi viết cho học sinh. Vìvậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài này cho sáng kiến kinh nghiệm năm nay, bởi nó làđiều tôi tâm đắc nhất qua những năm giảng dạy môn Ngữ văn ở trường trunghọc phổ thông. Qua đề tài, phần nào chúng ta rút ra được chút ít kinh nghiệm vàmột vài ý kiến trao đổi nhỏ cùng quý vị tham khảo nhằm phục vụ cho công tácgiảng dạy môn Ngữ văn ở trường trung hoc phổ thông tốt hơn. Vì thế, sáng kiếnkinh nghiệm này cũng mong được sự góp ý chân tình của quý vị, bởi việc viếtđúng chuẩn mực chính tả là việc không phải dễ làm, cho nên, rất mong được họchỏi từ những ý kiến quý báu mà quý vị sẽ phản hồi, người viết sáng kiến xinchân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp giúp cho đề tài của tôi hoàn chỉnhhơn. II. PHẠM VI ĐỀ TÀI. Đề tài chỉ nêu ra một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân người viết đã đúcrút ra được qua những năm giảng dạy để nhằm trao đổi với quý vị, chứ đây chưaphải là phương pháp tối ưu. Phạm vi đề tài truyền đến cho người đọc một vàicách để người giáo viên có thể chấn chỉnh những lỗi chính tả mà học sinh mắcphải, từ đó học sinh viết đúng chính tả và có ý thức hơn trong việc viết lách. Đólà những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã vận dụng trong giảng dạy những tiết tựchọn trong những năm qua và đã có những kết quả đáng kể. Mong rằng quý vịsẽ đóng góp thêm. B. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ . I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH Như chúng ta đã biết tình trạng người Việt chúng ta, đặc biệt là học sinhtrong nhà trường trong những năm gần đây, việc viết sai lỗi chính tả là rất nhiềucụ thể chúng ta có thể thấy trên sách, báo, cũng như trong các bài kiểm tra thicử của học sinh.phần lớn người viết thường mắc vào những lỗi như lẫn lộn giữacác phụ âm đầu: phụ âm ch và tr, x và s, d và gi, g và gh, ng và ngh; các vần : auvà ao, iu và iêu, ưu và ươu; các phụ âm cuối: t và c, ng và n, đặc biệt là lẫn lộngiữa các dấu thanh trong đó hai dấu mà học sinh mắc nhiều nhất là dấu hỏi vàdấu ngã. Ngoài ra, học sinh còn mắc vào một lỗi nữa là viết hoa tùy tiện. Đó làmột thực trạng đáng báo động và cần phải được xã hội và nhà trường quan tâmmột cách thích đáng. II. NGUYÊN NHÂN. Những lỗi chính tả mà học sinh mắc phải như nêu ở trên cũng có nhữngnguyên nhân của nó. Tôi có thể liệt ra đây một số những nguyên nhân cơ bảnsau: học sinh không nắm được các quy tắc chính tả, do cách phát âm của ngườiNam bộ dẫn đến một bộ phận học sinh phát âm như thế nào viết như thế đó, họcsinh ít đọc, ít quan tâm tới sách báo, nhưng chủ yếu vẫn là học sinh thiếu ý thứcrèn luyện trong khi viết.Ngoài những nguyên nhân trên tôi nhận thấy mộtnguyên nhân nữa không kém phần quan trọng dẫn đến việc sai chính tả của họcsinh là do một bộ phận giáo viên còn thiếu quan tâm đến các lỗi chính tả của họcsinh. Với tình hình như vậy, bản thân chúng ta là những giáo viên giảng dạymôn Ngữ văn phải có trách nhiệm trước việc học sinh viết sai lỗi chính tả, vì vậycần phải đưa ra những biện pháp, phương pháp để khắc phục tình trạng trên. Cónhư thế thì việc viết sai chính tả mới khắc phục, mới giữ gìn được sự trong sángcủa tiếng Việt. Vì vậy, tôi xin trình bày ra đây một số phương pháp để khắcphục lỗi chính tả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: