Danh mục

SKKN: Công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp ở trung tâm GDTX số 1 thành phố Lào Cai

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 259.58 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với học sinh Giáo dục thường xuyên, điều kiện cũng như năng lực học tập nhìn chung là kém so với học sinh phổ thông. Tuy vậy vẫn có những học sinh học trội hơn những học sinh khác ở một số bộ môn. Để giúp các em phát huy khả năng, năng lực học tập cần phải có môi trường rèn luyện đặc biệt đó là các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp ở trung tâm GDTX số 1 thành phố Lào Cai”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp ở trung tâm GDTX số 1 thành phố Lào Cai SỞ GD&ĐT LÀO CAI TRUNG TÂM GDTX SỐ 1 TP LÀO CAI Sáng kiến kinh nghiệm CÔNG TÁC QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎIỞ TRUNG TÂM GDTX SỐ 1 TP LÀO CAI Họ và tên: ĐÀM ĐÌNH HOA Chức vụ: Phó Giám đốc Đơn vị: Trung tâm GDTX số 1 TP Lào Cai Lào Cai, tháng 3 năm 2012 A- PHẦN MỞ ĐẦU “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” là một câu nói của người xưa luôn đúngcho mọi thời đại và mọi quốc gia. Những người có tài hơn những người khác vềmột hay nhiều mặt nào đó đều rất cần cho sự phát triển của một cộng đồng, mộtcơ quan, một tổ chức hay rộng hơn là cho sự phát triển của một đất nước. Sự tàigiỏi của con người có thể nói đó là những năng khiếu bẩm sinh, những năngkhiếu này nếu được rèn luyện tốt thì sẽ được phát huy tác dụng tốt. Với học sinh Giáo dục thường xuyên, điều kiện cũng như năng lực họctập nhìn chung là kém so với học sinh phổ thông. Tuy vậy vẫn có những họcsinh học trội hơn những học sinh khác ở một số bộ môn. Để giúp các em pháthuy khả năng, năng lực học tập cần phải có môi trường rèn luyện đặc biệt đó làcác lớp bồi dưỡng học sinh giỏi. Xuất phát từ nhu cầu học tập của học sinh và cũng là một trong những nộidung hoạt động chuyên môn cần thiết của một nhà trường, công tác Bồi dưỡnghọc sinh giỏi là không thể thiếu. Với nền tảng không vững chắc do học sinh cònnhiều lỗ hổng kiến thức, xuất phát điểm ở mức thấp do không có học sinh giỏimà thực chất chỉ có học sinh ở mức trung bình khá và khá, hơn nữa độ tuổi củahọc sinh được chọn để bồi dưỡng không đồng đều còn chênh lệch nhau khánhiều có khi tới hơn chục tuổi. Do đó không thể áp dụng cách bồi dưỡng nhưcủa các trường THPT, để giải quyết vấn đề này Ban Giám đốc của trung tâm đãbàn bạc để thay đổi, cải tiến, điều chỉnh nhiều nội dung trong công tác quản lýtrong nhiều năm và đến nay đã có được biện pháp quản lý công tác Bồi dưỡnghọc sinh giỏi khá hiệu quả. Là phó Giám đốc phụ trách chuyên môn, tôi xin trìnhbày sáng kiến và một số kinh nghiệm trong công tác “Quản lý Bồi dưỡng họcsinh giỏi các cấp ở trung tâm GDTX số 1 thành phố Lào Cai”. B- PHẦN NỘI DUNGI. CƠ SỞ LÝ LUẬN: “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh vàhưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp kém. Vì thế, các bậc thánhminh chẳng ai không coi việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài, vun trồngnguyên khí là công việc cần kíp. Bởi vì, kẻ sĩ có quan hệ trọng đại với Quốc gianhư thế, cho nên được quý chuộng không biết nhường nào”. Ngay từ năm 1442,triều đình nhà Lê đã cho khắc trên tấm bia đề danh tiến sĩ ở Văn miếu những câubất hủ ấy. Câu nói cho thấy cha ông ta thấu hiểu mối quan hệ chặt chẽ giữa nhântài với quốc gia. Nhân tài là nguyên khí, là nguồn lực quan trọng nhất để mộtquốc gia tồn tại và phát triển. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóaVIII ngày 24 tháng 12 năm 1996 về định hướng chiến lược phát triển khoa họcvà công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm2000 đã có sự thay đổi quan điểm đối với giáo dục: “Cùng với khoa học côngnghệ, giáo dục đào tạo phải được coi là quốc sách hàng đầu”. Từ đó đến nay quanhiều kỳ Đại hội, các văn kiện của Đảng đều khẳng định “Đầu tư cho giáo dụclà đầu tư cho phát triển”. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn xác định rõ việcđào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩykinh tế và văn hóa phát triển. Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong nhữngđộng lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điềukiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăngtrưởng kinh tế nhanh và bền vững. Trong các nhà trường, việc Bồi dưỡng học sinh giỏi chính là một trongnhững việc bồi dưỡng nhân tài một cách thiết thực nhất. Việc được bồi dưỡngnắm vững và sâu thêm kiến thức sẽ giúp các em sau này vào đời sẽ vận dụngnhững kiến thức đã học được tốt hơn trong cuộc sống. Công việc bồi dưỡng nàytùy theo các điều kiện hiện có về mọi mặt của từng đơn vị mà công tác quản lýđược đặt ra cho phù hợp thì mới mang lại kết quả như mong muốn.II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Học sinh Bổ túc trung học phổ thông ở trung tâm Giáo dục thường xuyênnói chung và ở trung tâm Giáo dục thường xuyên số 1 thành phố Lào Cai nóiriêng đều có những đặc điểm giống nhau: Đối tượng học sinh chủ yếu là cán bộcác xã phường, cán bộ các ban ngành, đoàn thể, người lao động và những họcsinh không đủ điều kiện vào học ở các trường Trung học phổ thông. Với cán bộ và người lao động đi học, đây là đối tượng đã nghỉ học lâungày nay tiếp tục đi học lại. Kiến thức cũ hầu như quên hết nên phải một thờigian dài sau đó mới quen dần và mới bắt nhịp được với cường độ học tập, trongsố những người này vẫn có những người học tập kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: