Danh mục

SKKN: Công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT

Số trang: 36      Loại file: pdf      Dung lượng: 611.22 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông chính là giúp các em học cách làm chủ cuộc đời mình, làm chủ tương lai. Tư vấn hướng nghiệp có hiệu quả sẽ góp phần tạo ra một lực lượng lao động trong tương lai có định hướng rõ ràng, có năng lực nghề nghiệp tốt, sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động, là tiền đề cho sự phát triển xã hội. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÔNG TÁC TƯ VẤN HƯỚNGNGHIỆP CHO HỌC SINH THPT I. HOÀN CẢNH NẢY SINH 1. Cơ sở lý luận: 1.1 Tư vấn hướng nghiệp (TVHN) là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của trungtâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (KTTH-HN). Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm KTTH-HN do Bộ GD&ĐT ban hànhkèm theo Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 7 năm 2008, tại mục 1, Điều3 (Phụ lục IV), nêu rõ: “Nhiệm vụ của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp: 1. Dạy công nghệ, kỹ thuật, dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho họcsinh học chương trình giáo dục phổ thông. ...” Như vậy, cùng với dạy công nghệ, kỹ thuật, nghề phổ thông, TVHN cho học sinhphổ thông (HS) là nhiệm vụ hàng đầu của trung tâm KTTH-HN, trong số 6 nhiệm vụ đãđược Bộ GD&ĐT quy định trong Quy chế 44/2008. Do vị trí quan trọng của nhiệm vụ TVHN, cũng như ý nghĩa thực tiễn to lớn của nóđối với HS, trong những năm qua Bộ GD&ĐT (thông qua Trung tâm Lao động-Hướngnghiệp Bộ) đã tổ chức 2 đợt tập huấn về TVHN cho cán bộ giáo viên các trung tâmKTTH-HN trong toàn quốc, đợt I vào tháng 7 năm 2003 và đợt II vào tháng 8 năm 2006. 1.2. TVHN giúp chọn nghề phù hợp. TVHN giúp xác định miền chọn nghề tối ưu theo sơ đồ sau: Xu Năng hướng lực Nhu cầu Miền chọn nghề tối ưu rất hẹp, chỉ là giao của 3 miền xu hướng, năng lực và nhucầu nghề. Bởi vậy, chọn nghề phù hợp là một việc không đơn giản. Nhấn mạnh vai trò của sự phù hợp nghề, cố Bộ trưởng Tạ Quang Bửu đã nói: “cónhững nghề phù hợp với sở trường và năng lực, nhưng chưa thể là nghề “kiếm cơm”. Tuyvậy, đến một giai đoạn chín muồi, khi đã thực sự vững tay nghề sở đắc thì sẽ bước vàothời “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Honda cũng đã phát biểu: “Nghề không thiếu, chỉ thiếu người chí thú với nghề, phùhợp với nghề. ...” TVHN cho HS phổ thông chính là giúp các em học cách làm chủ cuộc đời mình,làm chủ tương lai. TVHN có hiệu quả sẽ góp phần tạo ra một lực lượng lao động trongtương lai có định hướng rõ ràng, có năng lực nghề nghiệp tốt, sẽ góp phần làm tăng năngsuất lao động, là tiền đề cho sự phát triển xã hội. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1. Thực tiễn công tác hướng nghiệp hiện nay: Mặc dù hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp (SHHN) đã được Bộ GD&ĐT triển khaivào nhà trường phổ thông trong nhiều năm qua, nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa đápứng yêu cầu thực tiễn cũng như nguyện vọng của học sinh (HS) và phụ huynh trong việcđịnh hướng nghề nghiệp tương lai. Để khắc phục tồn tại đó, một trong những biện pháp hàng đầu là phải tăng cườngcông tác tư vấn hướng nghiệp (TVHN) cho HS ngay trong giai đoạn các em học trung họccơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). Đối với THCS, TVHN chủ yếu tập trungvào việc “hướng học”, còn đối với THPT, TVHN là biện pháp trọng tâm giúp các emđịnh hướng nghề nghiệp tương lai một cách rõ ràng, lựa chọn trường thi, ngành học đểhiện thực hóa định hướng đó. Tuy nhiên, do TVHN chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức, đa số HS THPT tớingày làm hồ sơ tuyển sinh vẫn rất mơ hồ về chọn nghề, nhất là không có hiểu biết đầy đủ,có hệ thống về phương pháp chọn nghề phù hợp. Bằng chứng là số liệu khảo sát từ 200HS khối 11 các trường THPT Chu Văn An và THPT Nguyễn Trãi đầu năm học 2009-2010 cho thấy: - Chỉ có 37,5% trả lời đúng thế nào là chọn nghề phù hợp; - Chỉ có 38,5% trả lời đúng thế nào là tìm hiểu bản thân để định hướng nghềnghiệp; - Và chỉ có 22% trả lời đúng thế nào là TVHN. Hoàn toàn có căn cứ khi dư luận xã hội, thông tin đại chúng đã không ít lần phànnàn về sự yếu kém của công tác hướng nghiệp (trong đó có TVHN) trong nhà trường phổthông, dẫn đến đa số HS rất lúng túng trong việc chọn hướng đi, ngành học, trường thi khilàm hồ sơ tuyển sinh; để rồi tới buổi “Tư vấn mùa thi” do các đài-báo tổ chức, HS “nônức” đến nghe với vô vàn câu hỏi. Việc tư vấn cho HS trước mùa thi như lâu nay mà mộtsố báo, đài và các trường đại học, cao đẳng , THCN đã làm là rất đáng hoan nghênh,nhưng vẫn chỉ là cách làm theo kiểu phong trào, chủ yếu để giới thiệu về các trường, chứkhông thể thay thế cho việc TVHN một cách bài bản, có hệ thống, mang tính khoa họctrong nhà trường. Từ đó mà đã xẩy ra không ít những trường hợp thương tâm do không thỏa mãnnguyện vọng sau mỗi “mùa” tuyển sinh, hoặc bỏ học giữa chừng do chọn ngành họckhông phù hợp, hoặc học xong không có việc làm, phải đào tạo lại, v.v... 2.2. Thực trạng công tác TVHN hiện nay tại các cơ sở giáo dục: Từ năm học 2007-2008 đến nay, sinh hoạt hướng nghiệp (SHHN) được đưa lại vềcác trường phổ thông theo chương trình đổi mới, với thời lượng 3 tiết/tháng. Một nămsau, chương trình Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (GDHN) bị rút xương còn 1tiết/tháng. Nội dung TVHN, vì vậy, bị rút xuống còn một bài. Theo phản ánh của cán bộ giáo viên từ các trường THPT tham dự đợt tập huấn doTrung tâm hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (Trung tâm Lao động hướngnghiệp cũ) tổ chức tại Đắc Lắc tháng 9 năm 2009, thì do thời lượng quá ít, giáo viênkhông có điều kiện hướng dẫn cho HS quy trình thực hiện các trắc nghiệm tự tìm hiểubản thân đã triển khai tập huấn trước đây, dẫn đến HS không thể tự tìm hiểu năng lựcnghề của bản thân, nên chất lượng TVHN nói riêng và GDHN nói chung ở các trườngphổ thông chưa thể đáp ứng yêu cầu của công tác hướng nghiệp. Còn ở các trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp, phần lớn là không thực hiệnnhiệm vụ TVHN (trong đó có một số trung tâm ở Ninh Thuận). Trong lúc cũng có một sốtrung tâm đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ này, như Trung tâm KTTH-HN Tuy Hòa, tỉnhPhú Yên, Trung tâm KTTH-HN tỉnh Nghệ An,... nhưng đều dựa trên cơ sở những quyđịnh riêng do các trung tâm tự đặt ra. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: