Danh mục

SKKN: Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 209.37 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phương pháp tiến hành đổi mới công tác chủ nhiệm lớp , ở nội dung này nhằm trang bị cho học sinh về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, nội dung cách thức tổ chức lớp học của giáo viên chủ nhiệm, công tác chủ nhiệm coi cá thể học sinh là đối tượng đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, hăng say với nghề nghiệp, yêu thích học sinh và phải có những biện pháp tối ưu nhất thì kết qủa bao giờ cũng mỹ mãn. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐỔI MỚI CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP I. ĐẶT VẤN ĐỀThực tế nhiều năm, trong lý thuyết cũng như trong thực tiễn đã có quan điểm chorằng hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào việc xác định và lựa chọn mục tiêu, chươngtrình nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục cùng với những điều kiện, phươngtiện giáo dục.Như chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cầnthiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt độngcủa học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được phát triểndưới sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. Thực chất vai trò của giáo viên chủ nhiệmcũng như người làm vườn, trồng cây, tuy không đúng hoàn toàn nhưng hoạt động củagiáo viên chủ nhiệm gần như người trồng cây, chăm sóc, vun trồng cây giống. Ngườilàm vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạtgiống nẩy mầm. Cho nên, bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn tâm niệmdạy dỗ giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứngđáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đãnói: “Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quớ vì nó sáng tạora những con người sáng tạo”.Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay, học sinh luôn có xu hướng đua đòichưng diện luôn bị những cám bẫy trong xã hội lôi cuốn. Nó ảnh hưỡng không ít đếnviệc học tập của học sinh. Vì vậy, xuất phát từ tình hình thực tế ấy tôi quyết tâm thựchiện tốt “Đổi mới công tác quản lí lớp chủ nhiệm”.Cố gắng giáo dục tốt những họcsinh trong lớp tôi chủ nhiệm góp phần đưa phong trào nhà trường vững mạnh và xãhội có những công đân tốt, là những đứa con ngoan trong gia đỡnh. II. NỘI DUNGKhông thể phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp nếu như xác định đúng vị trí,nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục.Những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh còn nhiều hạn chế,vì vậy không thể không cần có một người thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảocho các em. Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệmvụ của một thầy cô giáo phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục đồngthời giáo dục những phẩm chất đạo đức rèn luyện năng lực để trở thành công dân tốtmai sau.Người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phảirèn luyện ở mức cao hơn. Đó là trách nhiệm nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh.Vâng, khi tôi được phân công chủ nhiệm lớp, trong tôi vừa mừng vừa lo, mừng vìmình được cống hiến một phần công sức phục vụ cho mái trường rất đỗi thân yêu củamình . Tôi lo vì đối tượng học sinh học yếu là nhiều, thích đua đòi, không có tính cầncù chăm chỉ, lòng đam mê học tập. Tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân côngchủ nhiệm lớp 7b, sau đó tôi tìm hiểu lớp gần khoảng hai tuần thì thực trạng của lớpcũng dần dần hiện ra.1. Đánh giá thực trạngNgày đầu tiên tôi nhận lớp và sau một tiết làm quen tôi nắm được sĩ số trong lớp là36em. Ấn tượng không phai mờ là các em nhìn thầyrất chăm chú lắng nghe bao điềuthầy dặn dò với lớp. Sau đó, tôi tiếp tục dạy các em hai tiết văn học, không khí lớptrầm, hầu như các em không tập trung. Trước những khó khăn ấy tôi tự hứa với lòngmình cố gắng thực hiện thật tốt “Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp”2. Kế hoạch thực hiệnGiáo viên chủ nhiệm là người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện tập thể học sinhmột lớp học. Nếu không hiểu được đặc điểm, trình độ, diễn biến trong quá trình giáodục, tự rèn luyện của học sinh thì không thể giáo dục được các em, không thể có sựđịnh hướng kịp thời quá trình tự rèn luyện của học sinh. Vì lẽ đó, một trường học baogiờ học sinh cũng được chia thành các khối nhỏ (lớp học) căn cứ vào trình độ, đặcđiểm nhận thức ở mỗi lớp phải có một giáo viên phụ trách chung- giáo viên chủnhiệm lớp. Sau khi nhận lớp, tôi đến văn phòng mượn hồ sơ học bạ để tiện cho việcliên hệ với gia đình, tôi ghi chép cẩn thận số lượng học lực và hạnh kiểm của các emnăm học 2009-2010.Sau đó tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp.3. Biện phápa. Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp- Giáo viên chủ nhiệm lớp, trước hết phải quản lý toàn diện lớp học, quản lý học sinhlớp học và cần nắm nắm vững:+ Hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh của lớpchủ nhiệm.+ Hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, trình độ nhận thức,năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội, bạn bè….)+ Nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và khả năngthực hiện, kết quả của lớp phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi mặt (học tập,rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động khác…).+ Quản lý toàn diện đặc điểm học sinh của lớp, nắm vững mục tiêu đào tạo, giáo dụccả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh, đồng thời nắm vững hoàn cảnhcủa từng em để kết hợp giáo dục.- Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng (Ban giám hiệu), giữa các tổ chứctrong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói mộtcách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện hai phía, một mặt đại diện cho cáclực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh. Với tưcách là sư phạm (đại diện cho tập thể các nhà sư phạm), giáo viên chủ nhiệm có tráchnhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dụccủa nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ nhiệm không phải bằng mệnhlệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự gương mẫu của người giáo viên chủnhiệm, để mục tiêu giáo dục được học sinh chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện.Với kinh nghiệm sư phạm và uy tín của mình, giáo viên chủ nhiệm có khả năng biếnnhững chủ trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường thành chương trình hành độngcủa tập thể ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: