Danh mục

SKKN: Giúp học sinh giải tốt các bài toán chuyển động đều ở lớp 5

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 290.53 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo sáng kiến kinh nghiệm về giúp học sinh giải tốt các bài toán chuyển động đều ở lớp 5 dành cho quý thầy cô nhằm giúp học sinh rèn kĩ năng đổi đơn vị đo thời gian, kĩ năng tính toán, kĩ năng giải toán có lời văn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Giúp học sinh giải tốt các bài toán chuyển động đều ở lớp 5GIÚP HỌC SINH GIẢI TỐT CÁC BÀI TOÁN CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU Ở LỚP 5 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Môn Toán ở Tiểu học có một tầm quan trọng đặc biệt. Thông qua mônToán trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về toán học. Rèn cho họcsinh kĩ năng tính toán, kĩ năng đổi đơn vị, kĩ năng giải toán có lời văn… Đồngthời qua dạy toán giáo viên hình thành cho học sinh phương pháp học tập; khảnăng phân tích tổng hợp, óc quan sát, trí tưởng tượng tạo điều kiện phát triểnóc sáng tạo, tư duy. Trong chương trình Toán lớp 5 những bài toán về Chuyển động đều chiếm một số lượng tương đối lớn. Đây là một dạng toán tương đối khó đốivới học sinh. Học tốt dạng toán này giúp học sinh rèn kĩ năng đổi đơn vị đothời gian, kĩ năng tính toán, kĩ năng giải toán có lời văn. Đồng thời là cơ sởtiền đề giúp học sinh học tốt chương trình toán và chương trình vật lí ở các lớptrên. Làm thế nào để giúp học sinh học tốt dạng toán chuyển động đều ? Đólà câu hỏi đặt ra cho không ít giáo viên Tiểu học. Qua thực tế giảng dạy tôimạnh dạn đưa ra một số cách thức Giúp học sinh giải tốt các bài toánchuyển động đều ở lớp 5 . II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Tình hình thực trạng. Trong chương trình giảng dạy tôi nhận thấy một thực tế như sau: - Về phía học sinh: Học sinh tiếp cận với toán chuyển động đều còn bỡngỡ gặp nhiều khó khăn. Các em chưa nắm vững hệ thống công thức, chưanắm được phương pháp giải theo từng dạng bài khác nhau. Trong quá trìnhgiải toán học sinh còn sai lầm khi đổi đơn vị đo thời gian. Học sinh trình bàylời giải bài toán không chặt chẽ, thiếu lôgíc. - Về phía giáo viên: Chưa chú trọng hướng dẫn học sinh cách giải theotừng dạng bài; không chú ý quan tâm rèn kĩ năng giải toán một cách 2toàn diện cho học sinh. Để thấy rõ tình hình thực trạng của việc dạy và học toán chuyển động đềucũng như những sai lầm mà học sinh thường mắc phải, tôi đã tiến hành khảosát trên 2 lớp 5D và 5B. Tôi chọn lớp 5D là lớp tiến hành dạy thực nghiệm, lớp 5B là lớp đốichứng. Đề kiểm tra có nội dung như sau: Câu 1: ( 4 điểm ) Một người đi xe đẹp trong 45phút với vận tốc 12, 5km/ giờ. Tính quãngđường đi được của người đó. Câu 2: ( 6 điểm ) Quãng đường AB dài 174 km. Hai ô tô khởi hành cùng một lúc. Một xe đitừ a đến B với vận tốc 45km/ giờ. Một người đi từ B đến A với vận tốc 42km/giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi sau mấy giờ hai ô tô gặp nhau ? Với đề bài trên tôi thu được kết quả như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % 5B 31 1 3 8 26 12 39 10 32 5D 29 2 7 6 21 10 34 11 38 Tôi nhận thấy bài làm của học sinh đạt kết quả không cao, số lượng họcsinh đạt điểm khá giỏi chiếm tỉ lệ thấp. Đa số học sinh chưa nắm vững cáchgiải của câu 2. Học sinh lúng túng chưa nhận ra dạng điển hình của toán chuyển độngđều. Một số em còn sai lầm không biết đổi 45phút ra đơn vị giờ để tính quãngđường, nên đã tính ngay:( Độ dài quãng đường là: 45 x 12,5 = 562,5 ( km ) ). 3 2. Vấn đề cần giải quyết. Từ thực tế trên tôi nhận thấy vấn đề cần giải quyết đặt ra là giáo viên phảitìm cách khắc phục yếu kém cho học sinh, kiên trì rèn kĩ năng cho các em từđơn giản đến phức tạp. Chú trọng thực hiện một số yêu cầu cơ bản sau: + Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo thời gian cho học sinh. + Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về dạng toán chuyểnđộng đều, hệ thống các công thức cần ghi nhớ. + Giúp các em vận dụng các kiến thức cơ bản để giải tốt các bàitoán chuyển động đều theo từng dạng bài. 3. Phương pháp tiến hành. Để giải quyết vấn đề đã nêu ra ở trên trước tiên tôi quan tâm đến việctạo tâm thế hứng khởi cho các em khi tham gia học toán. Giúp các em tích cựctham gia vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em phát triển tư duy ócsáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp. Sau đó tôi tiến hành theo các bước sau: a. Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo cho học sinh. Tôi nhận thấy một sai lầm mà nhiều học sinh mắc phải khi giải toánchuyển động đều đó là các em chưa nắm vững cách đổi đơn vị đo thời gian. Hầu hết các bài toán chuyển động đều yêu cầu phải đổi đơn vị đo trướckhi tính toán. Tôi chủ động cung cấp cho học sinh cách đổi như sau: * Giúp học sinh nắm vững bảng đơn vị đo thời gian, mối liên hệ giữacác đơn vị đo cơ bản. 1 ngày = 24 giờ. 1 giờ = 60 phút. 1 phút = 60 giây. 4 * Cách đổi từ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: