Danh mục

SKKN: Giúp học sinh học tốt một số bài học về môn Tự nhiên - Xã hội thông qua trò chơi đối - đáp, đố - giải

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 240.91 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Giúp học sinh học tốt một số bài học về môn tự nhiên - xã hội thông qua trò chơi đối - đáp, đố - giải” để tạo động lực kích thích hứng thú học tập của học sinh, rèn luyện năng lực tư duy, óc tưởng tượng, khả năng luận giải, linh hoạt cho học sinh. Qua đó bồi dưỡng cho học sinh năng lực thẩm mỹ, năng lực cảm thụ văn học và sử dụng ngôn ngữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Giúp học sinh học tốt một số bài học về môn Tự nhiên - Xã hội thông qua trò chơi đối - đáp, đố - giải Phòng giáo dục và đào tạo quận Liên chiểu trường tiểu học bùi thị xuân ******* SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MỘT SỐ BÀI HỌC VỀ MÔN TỰ NHIÊN - XÃ HỘITHÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐỐI - ĐÁP, ĐỐ - GIẢI Giáo viên: Nguyễn Thị Tuyết Vân Chủ nhiệm lớp : 3/1 Năm học 2009 - 2010 I. ĐẶT VẤN ĐỀ“Trò chơi học tập” là một trong những phương pháp dạy học môn Tự nhiênvà Xã hội nhằm phát huy tính tích cực của học sinh tiểu học. Trong các tiếtTự nhiên và Xã hội, việc tổ chức cho học sinh chơi vào bất cứ phần nào củabài học đều rất quan trọng vì nó làm thay đổi hình thức học tập, làm khôngkhí lớp thật thoải mái, dễ chịu hơn, tiếp thu tự giác tích cực hơn, củng cốhóa kiến thức vững chắc hơn. Một trong những trò chơi học tập chúng tôi chọn để sử dụng khi dạymột số bài thuộc chủ đề của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 là trò chơi đối –đáp, đố - giải. Trò chơi này đã tạo động lực kích thích hứng thú học tập củahọc sinh, rèn luyện năng lực tư duy, óc tưởng tượng, khả năng luận giải, linhhoạt cho học sinh. Qua đó bồi dưỡng cho học sinh năng lực thẩm mỹ, nănglực cảm thụ văn học và sử dụng ngôn ngữ. Tuy mới thực hiện một năm nhưng chúng tôi thấy phương pháp nàyđem lại kết quả cao, tác động tích cực đến việc tiếp thu kiến thức cơ bản banđầu và thiết thực về tâm lý của trẻ: +Về con người và sức khỏe: Học sinh hiểu biết một số hiện tượngtrong tự nhiên và xã hội, biết tự chăm sóc bản thân, biết diễn đạt những hiểubiết của mình về sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên, xã hội. +Hình thành và phát triển những thái độ, hành vi: biết yêu thiên nhiên,gia đình, trường học, quê hương. Hiểu biết đơn giản từ cuộc sống xã hộixung quanh đến thiên nhiên rộng lớn, từ cấy cối, con vật thường gặp đến mặttrời, trái đất, mặt trăng… Vì vậy, chúng tôi xin trình bày kinh nghiệm này qua đề tài: “Giúp họcsinh lớp 3 học tốt một số bài học về môn Tự nhiên và xã hội thông qua tròchơi đối-đáp, đố-giải” II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Chuẩn bị *Biện pháp 1: Giáo viên nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa “Tự nhiên và Xã hội lớp 3” và “Phương pháp dạy học môn Tự nhiên-xã hội lớp 3”. Nội dung cụ thể của chủ đề tự nhiên gồm các bài: Bài số Tên bài Bài 40 Thực vật Bài 41-42 Thân cây Bài 43-44 Rễ cây Bài 45 Lá cây Bài 46 Khả năng kì diệu của lá cây Bài 47 Hoa Bài 48 Quả Bài 49 Động vật Bài 50 Côn trùng Bài 51 Tôm, cua Bài 52 Cá Bài 53 Chim Bài 54-55 Thú Bài56-57 Thực hành: Đi thăm thiên nhiên Bài 58 Mặt trời Bài 59 Trái đất, quả địa cầu Bài 60 Sự chuyển động của trái đất Bài 61 Trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời Bài 62 Mặt trăng là vệ tinh của trái đất Bài 63 Ngày và đêm trên trái đất Bài 64 Năm, tháng và mùa Bài 65 Các đới khí hậu Bài 66 Bề mặt trái đất Bài 67-68 Bề mặt lục địa Bài 69-70 Ôn tập và kiểm tra học kì II: Tự nhiên *Biện pháp 2: Sưu tầm và chọn lọc những câu đố có nội dung phù hợp với bài học, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 3, phù hợp với trình độ của học sinh. Ví dụ:-Bài số 58: Mặt trời “Có ông mà chẳng có bà Suốt ngày tỏa nắng la cà trời cao” (Đố là gì?) Đáp án: Mặt trời.-Bài số 62: Mặt trăng là vệ tinh của trái đất “Hai anh cùng ở một hàng Thế mà mặt đỏ mặt vàng khác nhau Lững lờ đi trước về sau Hàng năm họa có gặp nhau đôi lần” (Đố là gì?) Đáp án: Mặt trời mặt trăng.-Bài số 59: Trái đất, quả địa cầu “Núi sông nào thấy núi sông Ruộng đông, biển cả cũng không thấy hình Vậy mà bao lớp học sinh Thấy năm châu thấy nước mình ở đây” (Đố là gì?) Đáp án: Quả địa cầu.-Bài số 29: Các hoạt đông thông tin liên lạc “Đặt đâu nằm đấy vậy thôi Mà hay nói chuyện đất trời, đông, tây Sớm chiều ca hát vui say Biết cả đêm ngày, mưa nắng, tài chưa” (Đố là cái gì?) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: