Danh mục

SKKN: Giúp học sinh viết bài văn hay

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 336.61 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến “Giúp học sinh viết bài văn hay” nhằm phục vụ chủ yếu cho học sinh trung học phổ thông trong các kì thi quốc gia (Học sinh giỏi, tốt nghiệp, đại học) nên người viết bàn kĩ hơn về cách viết kiểu bài văn nghị luận. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo sáng kiến trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Giúp học sinh viết bài văn hay SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMGIÚP HỌC SINH VIẾT BÀI VĂN HAY PHẦN MỞ ĐẦU1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Đối với học sinh hiện nay, học văn là một thử thách. Thử thách lòng kiên trì.Thử thách tính tỉ mỉ. Thử thách cả tâm hồn. Và nhất là thử thách cả trí óc. Kết quảcủa quá trình thử thách ấy được thể hiện rõ nhất qua bài văn. Cho nên, việc họcvăn gắn liền với viết văn. Một học sinh giỏi văn không phải chỉ là học sinh chămphát biểu trong lớp, biết phát hiện vấn đề, có tâm hồn nhạy bén, sắc sảo; một họcsinh giỏi văn phải là học sinh biết cách viết một bài văn hay. Điều đó lí giải vì saotất cả các môn học khác có thể thi trắc nghiệm nhưng môn văn thì không? Trong 8 năm dạy văn, nhiều lần bản thân người viết cũng ngộ nhận trongviệc đánh giá và chọn lựa học sinh giỏi. Quả thật có một số học sinh rất tài trongphát hiện vấn đề, phát biểu rất trôi chảy nhưng khi bắt tay vào viết bài thì diễn đạtlại lúng túng. Một lẽ vì văn nói và văn viết đã có khoảng cách, một lẽ vì lời nói cóthể thoáng qua nhưng lời văn thì đọng lại. Nhằm phục vụ cho công việc đào tạo học sinh giỏi không chỉ của trườngchuyên mà cho tất cả các trường trung học, người viết lựa chọn đề tài: Giúp họcsinh viết bài văn hay.2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.- Hiểu thế nào là một bài văn hay, các yếu tố tạo nên bài hay từ nội dung (lập ý)đến hành văn.- Biết đánh giá đoạn văn, bài văn hay và biết phân tích những yếu tố tạo nên cáchay của đoạn văn hay bài văn- Xác định các thao tác cụ thể cho việc viết một bài văn.- Chú trọng cách rèn luyện, nâng cao khả năng diễn đạt cho học sinh.- Hướng dẫn thực hiện một số đề văn cụ thể. Nhằm phục vụ chủ yếu cho học sinh trung học phổ thông trong các kì thi quốcgia (Học sinh giỏi, tốt nghiệp, đại học) nên người viết bàn kĩ hơn về cách viết kiểubài văn nghị luận . PHẦN NỘI DUNGI- MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY TRƯỚC HẾT PHẢI LÀ BÀI VĂNĐÚNG.Yêu cầu 1: Xác định yêu cầu đề bài Đây là điều kiện trước tiên và cũng là điều kiện quan trọng nhất. Bởi vì mộtbài văn hay phải phục vụ cho đề văn với những yêu cầu cụ thể. Vẫn biết viết vănđề cao những sáng tạo nhưng những sáng tạo ấy chỉ có ý nghĩa khi nó nhắm tớivấn đề được yêu cầu. Giáo viên cần giúp học sinh phân biệt viết văn trong các kìthi khác với công việc sáng tác. Viết văn với tư cách học sinh không giống viếtvăn với tư cách nghệ sĩ. Việc nhận thức đúng yêu cầu đề là việc làm khó khăn, là thử thách đầu tiênđối với người muốn viết bài văn hay.Vì chỉ khi đã biết phải viết cái gì, viết cho ai,viết để làm gì thì người viết mới xác định được mình phải viết như thế nào. Dĩnhiên không phải cứ nhận thức đúng đề bài là bài văn sẽ đúng. Nhưng khi đã nhậnthức đề bài không đúng thì bài văn chắc chắn sẽ đi chệch mục tiêu. * Tóm lại, trước khi viết bài, giáo viên cần dạy học sinh thao tác phân tíchđề. Đối với học sinh giỏi, thao tác này thường bị xem thường vì các em cho rằngxác định đề khiến em ấy mất thời gian. Thời gian khi đang thi thì quý thật, nhưngdùng thời gian quý giá ấy để làm việc xây nền tảng cho nhận thức của bài viết thìhoàn toàn không vô ích Để xác định đúng yêu cầu của đề bài, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời bacâu hỏi sau:1. Luận đề của bài viết là gì?2. Sử dụng các thao tác lập luận nào?3. Phạm vi dẫn chứng? Ví dụ: Đề văn: Bức tranh tuyệt vời Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏivị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: “Điều đẹp nhất trầngian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người”. Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điềuđẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào; mang đến nụcười cho kẻ khóc than; làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàmchán biết bao nếu không có tình yêu”. Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, ngườilính trả lời: “Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình, ở đó có cáiđẹp”. Và họa sĩ đã tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể cùng lúc vẽ niềm tin, hòa bìnhvà tình yêu?” ... Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt của các con, tình yêutrong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn hạnh phúcvà bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thànhtác phẩm, ông đặt tên cho nó là: “Gia đình” (Theo Phép nhiệm màu của đời, NXB Trẻ TP.Hồ Chí Minh, 2004)Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?Đề văn này người viết đã ra trong Kì thi học sinh giỏi Olympic toàn miền Nam(năm 2010). Khi chấm thi, giám khảo nhận thấy nhiều học sinh đã không xác địnhtrúng yêu cầu đề. Các em bàn luận chung chung về niềm tin, tình yêu, hòa bình vàgia đình. Tất nhiên, câu chuyện trên có tất cả các vấn đề đó, nhưng nội ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: