Danh mục

SKKN: Góp phần rèn luyện sự sáng tạo cho học sinh lớp 12 trường THPT Số 2 TP Lào Cai trong giờ đọc - hiểu tác phẩm Văn học

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 369.63 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui hứng thú trong học tập. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Góp phần rèn luyện sự sáng tạo cho học sinh lớp 12 trường THPT Số 2 TP Lào Cai trong giờ đọc - hiểu tác phẩm Văn học”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Góp phần rèn luyện sự sáng tạo cho học sinh lớp 12 trường THPT Số 2 TP Lào Cai trong giờ đọc - hiểu tác phẩm Văn học SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GÓP PHẦN RÈN LUYỆN SỰ SÁNGTẠO CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT SỐ 2 TP LÀO CAI TRONG GIỜ ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ I.Phạm vi đề tài: Trong nhiều năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cải cách quan trọng từ giáodục ở bậc tiểu học cho đến đào tạo đại học và sau đại học. Riêng ở phổ thông trunghọc, sự đổi mới thể hiện trên nhiều phương diện, rõ nhất là về chương trình, sách giáokhoa và đặc biệt là phương pháp dạy học. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thônglà thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy họctích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rènluyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vàonhững tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui hứngthú trong học tập. Từ mục đích của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tôi xin trao đổi kinhnghiệm của bản thân về một số giải pháp nhằm góp phần rèn luyện sự sáng tạo chohọc sinh trong giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học ở chương trình ngữ văn bậc THPT. II. Phương pháp nghiên cứu: Khi đi vào tìm hiểu vấn đề này, mỗi người có một hướng tiếp cận riêng. Trongkhuôn khổ và phạm vi đề tài này tôi sử dụng chủ yếu một số phương pháp sau: 1. Đúc rút kinh nghiệm từ bản thân trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn ởtrường THPT. 2. Học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. 3. Tham khảo một số tài liệu nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học văn. - Rèn luyện tư duy sáng tạo trong giảng dạy văn chương. ( Nguyễn Trọng Hoàn- NXBGD 2001) - Đổi mới giảng dạy văn trong nhà trường. ( ĐHSP Huế- 2002) - Văn học 11, 12 ( sách giáo viên chỉnh lý hợp nhất năm 2000 - NXBGD) III. Cơ sở của đề tài: 1. Cơ sở lý luận: a. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã phân tích và nhậnđịnh sâu sắc thực trạng phương pháp giảng dạy ở nước ta thời gian qua còn chậm đổimới, chưa phát huy được khả năng sáng tạo của người học và yêu cầu đổi mới mạnhmẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyệnthành lối tư duy sáng tạo ở người học. b. Luật giáo dục của nước CHXHCNVN trong điều 4 (yêu cầu về nội dungphươg pháp giáo dục) cũng chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cựctự giác, chủ động , tư duy, sáng tạo ở người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng saymê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục - trang 9 - 1998) 2. Cơ sở thực tiễn: a.. Trong bộ môn văn học ở trường phổ thông trung học nhiều năm nay thực tếđã có nhiều đổi mới đáng kể nhưng vẫn còn có hiện tượng học sinh học theo kiểu cũ:đọc thuộc, sao chép, nói lại ý sách vở thầy cô mà không có hoặc ít có sự sáng tạo khitiếp xúc tác phẩm văn chương. b. Thị trường sách hiện nay: Sách in ấn nhiều, giảng giải cụ thể tác phẩm, họcsinh mua về chép lại một cách máy móc mà không suy nghĩ, sáng tạo do đó dẫn đếntình trạng mù kiến thức. c. Hiện tượng ít tập trung suy nghĩ, ít tìm tòi ở học sinh phải được khắc phụcdần qua những giờ dạy của giáo viên ở trên lớp và cách học của học sinh. d. Khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, học sinh chỉ hiểu theo một chiều, ít chịukhó phát hiện, vốn từ ngữ nghèo, diễn đạt kém. Vì vậy, không đạt hiệu quả cao khicảm nhận tác phẩm văn chương. PHẦN HAI: NỘI DUNG. I. Phát huy sự sáng tạo cho học sinh trong giờ đọc hiểu tác phẩm. Như chúng ta đã biết tiếp nhận văn học là một hoạt động nhằm chiếm lĩnh giátrị tư tưởng, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Thông qua quá trình đầu tiên là tiếpxúc, cảm thụ văn bản ngôn từ đến việc cảm nhận, hiểu ra chân giá trị của hình tượngnghệ thuật và cảm hứng của nhà văn, tài năng diễn tả của nhà văn để làm nên tácphẩm đó. Và cuối cùng là quá trình kết thúc sự tiếp nhận ở người đọc qua việc hiểu,rung cảm, có được những rung cảm, những ấn tượng và chịu ảnh hưởng của tác phẩm,của hình tượng nghệ thuật trong đời sống cá nhân. Quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học đã giúp cho con người có được nhữngthói quen, những tình cảm lành mạnh, những suy ngẫm để tự rèn luyện, tự điều chỉnhbản thân bởi vì chức năng tiếp nhận văn học không chỉ đơn thuần là quá trình ngườiđọc tiếp xúc với tác phẩm văn học mà nó còn diễn ra quá trình nhận thức ở họ khingười đọc và người học có ý thức cao về những vấn đề trong tác phẩm văn học. Quátrình học văn ở trường THPT đối với lứa tuổi học sinh chính là quá trình thầy cô giúpcác em tiếp xúc tác phẩm, hiểu ra cái đúng, cái hay của nó và bằng tài năng của mìnhngười thầy phải cảm thụ, cảm nhận một cách toàn diện để sau đó từng bước đưa họcsinh bước vào tác ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: