Danh mục

SKKN : Hướng dẫn học sinh khai thác sử dụng Atlat trong học tập Địa lí

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 213.46 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến “Hướng dẫn học sinh khai thác sử dụng Atlat trong học tập Địa lí” hướng dẫn học sinh nắm được và có các kĩ năng khai thác tốt các kiến thức Địa lí từ Atlat Địa lí Việt Nam: Học sinh thấy được nguồn tri thức chứa đựng trong Atlat, khả năng khai thác các kiến thức từ Atlat vào việc học tập và làm bài thi Địa lí. Biết cách khai thác, sử dụng Atlat để giảm được thời gian học tập, đỡ phải ghi nhớ máy móc, làm bài đạt kết quả tốt hơn. Giúp các giáo viên có thể tham khảo, vận dụng kinh nghiệm vào trong quá trình dạy học Địa lí. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN : Hướng dẫn học sinh khai thác sử dụng Atlat trong học tập Địa lí SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMHƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAITHÁC SỬ DỤNG ATLAT TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ A. PHẦN MỞ ĐẦU.I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Xuất phát từ thực tế giảng dạy địa lí lớp 12, đặc biệt là việc hướng dẫn họcsinh ôn tập và thi tốt nghiệp THPT môn địa lí trong những năm qua đạt hiệuquả còn chưa cao, một trong những nguyên nhân là giáo viên chưa biết hướngdẫn học sinh sử dụng tốt Atlat trong quá trình học tập và ôn tập. Học sinh muốn đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra và bài thi địa lí, cầnbiết cách khai thác sử dụng có hiệu quả Atlat địa lí Việt Nam. Các em phải biếtghi nhớ kiến thức địa thông qua Atlat, từ Atlat địa lí Việt Nam kết hợp với cáckiến thức đã học để rút ra được các sự kiện, các hiện tượng và quá trình địa lí,trình bày và giải thích các hiện tượng địa lí trong mối quan hệ tác động qua lạibiện chứng, làm rõ được những vấn đề mà đề thi yêu cầu. Để học sinh có thể sử dụng tốt Atlat địa lí Việt Nam vào học tập và làm bàithi môn địa lí, đòi hỏi giáo viên phải biết cách giúp học sinh có các kĩ năng sửdụng, khai thác kiến thức từ Atlat, tìm được những kiến thức địa lí có sẵn hoặctiềm ẩn trong Atlat, đó là lí do cấp thiết khiến tôi chọn đề tài này.II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU: Trong quá trình giảng dạy địa lí ở lớp 12, các giáo viên đều quan tâm đếnvấn đề hướng dẫn học sinh cách sử dụng Atlat ôn tập để thi tốt nghiệp đạt kếtquả cao. Đây là một vấn đề khó, trong nhiều hội thảo chuyên môn theo chuyênđề ôn thi tốt nghiệp THPT đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, các giáoviên thường chỉ đi vào các ví dụ cụ thể về khai thác Atlat địa lí Việt Nam. Tuynhiên chưa có sự tổng kết chung, để rút ra những kinh nghiệm mang tính tổngthể về các giải pháp và biện pháp hướng dẫn học sinh cách sử dụng Atlat trongquá trình học tập, ôn thi và làm bài thi môn địa lí như thế nào để đạt kết quảtốt nhất. Do vậy việc tổng kết những kinh nghiệm chung đã nêu ở trên là vấnđề có ý nghĩa quan trong về lí luận và thực tiễn cấp bách, nhằm gíup học sinhdễ ôn tập, đỡ mất thời gian, công sức những vẫn đạt điểm cao khi thi tốtnghiệp, ôn thi học sinh giỏi môn địa lí.III. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:- Hướng dẫn học sinh nắm được và có các kĩ năng khai thác tốt các kiến thứcđịa lí từ Atlat địa lí Việt Nam:+ Học sinh thấy được nguồn tri thức chứa đựng trong Atlat, khả năng khai tháccác kiến thức từ Atlat vào việc học tập và làm bài thi địa lí.+ Biết cách khai thác, sử dụng Atlat để giảm được thời gian học tập, đỡ phảighi nhớ máy móc, làm bài đạt kết quả tốt hơn.- Giúp các giáo viên có thể tham khảo, vận dụng kinh nghiệm vào trong quátrình dạy học địa lí.IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Đốí tượng nghiên cứu:- Học sinh lớp 12 trong học tập, ôn tập và làm bài thi môn địa lí.- Giáo viên trong giảng dạy đặc biệt là trong việc dạy học sinh ôn tập và làmbài 2. Phạm vi nghiên cứu:- Chương trình địa lí lớp 12, liên quan tới thi tốt nghiệp THPT, thi học sinhgiỏi- Giới hạn trong các phương pháp dạy học sinh nắm chắc các kĩ năng và khảnăng vận dụng các kĩ năng: Khai thác Atlat địa lí Việt Nam, từ việc hiểu đượcvai trò của Atlat, nắm được cấu trúc, các kí hiệu trong Atlat, biết cách khai thácbiểu đồ các lược đồ trong Atlat, tìm được các kiến thức từ Atlat để giải quyếtcác câu hỏi và bài tập địa lí.V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, giúp học sinh nắm vững và vậndụng thành thạo các kĩ năng sử dụng Atlat trong quá trình học tập và làm bàithi.- Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập cho học sinh rèn luyện các kĩ năng sửdụng Atlat, qua đó đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài.- Tổng kết thành chuyên đề chung về dạy học sinh sử dụng Atlat địa lí ViệtNam vào quá trình học tập và làm kiểm tra, bài thi tốt nghiệp môn địa lí để cóthể giúp các đồng nghiệp nâng cao chất lượng dạy học môn địa lí. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMI. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:- Trong quá trình dạy học, hướng dẫn học sinh ôn tập môn địa lí, giáo viên cầnnhận thức được Atlat địa lí Việt Nam là tài liệu rất hữu ích cho cả thày và trò:+ Atlat địa lí Việt Nam cung cấp nguồn tri thức địa lí tổng hợp cả về tự nhiên,kinh tế-xã hội của một địa phương, một khu vực (vùng), họăc cả nước …. Dovậy nó rất tiện lợi cho việc học tập, cũng như việc làm bài thi, bài kiểm tra mônđịa lí.+ Sử dụng Atlat học sinh có thể trình bày về sự phân bố sản xuất, nói rõ đượcngành đó phân bố ở đâu ? vì sao lại phân bố như vậy. Qua các số liệu ở biểu đồtrong Atlat, học sinh có thể trình bày tình hình phát triển các ngành mà khôngcần nhớ số liệu sách giáo khoa một cách máy móc.+ Atlat còn là phương tiện để rèn luyện trí thông minh, năng lực tư duy, sángtạo của học sinh trong học tập môn địa lí. Như vậy nhờ Atlat các em đỡ mấythời gian và công sức mà vẫn đạt kết quả học tập cao. Tuy nhiên để sử dụng tốt Atlat, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức và kĩnăng cần thiết để hướng dẫn học sinh biết sử dụng và khai thác Atlat, đây lànhững vấn đề xin được đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm này.II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:1. Hướng dẫn học sinh các kiên thức chung để sử dụng và khai thác Atlat. Để giúp học sinh nhanh chóng sử dụng được Atlat vào việc học bài, trả lờicác câu hỏi và làm các bài tập địa lí, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắmvững những yêu cầu sau:- Tìm hiểu, nắm chắc các kí hiệu chung (ở trang bìa) gồm các kí hiệu về tựnhiên, kinh tế công nghiệp, nông nghiệp (nông, lâm, thuỷ sản)….. để khi sửdụng đỡ mất thời gian tra cứu.- Nắm vững các kí hiệu ở các bản đồ chuyên ngành thông qua (nền chất lượng)mầu sắc thể hiện của kí hiệu (Ví dụ: các miền khí hậu, các vùng khí hậu ……trong bản đồ khí hậu; các nhóm và các loại đất chính trong bản đồ đất đai …. )- Biết cách khai thác các biểu đồ từng ngành (cho các bài học liên quan) như:các loại biểu đồ hình tròn, hình cột, biểu đồ đường ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: