Danh mục

SKKN: Kinh nghiệm về phương pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cảnh cho học sinh giỏi khối 6

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,004.71 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả cảnh này trước hết rất thiết thực cho phần làm văn miêu tả cảnh nằm trong công tác học kỳ II ngữ văn 6 và một phần nâng cao chất lượng bộ môn cho học sinh .Đặc biệt việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả cảnh cho học sinh còn là việc tháo gỡ những vướng mắc, xoá đi mặc cảm ngại học văn của một số học sinh. Từ đó xây dựng và phát triển tình yêu với môn văn học trong nhà trường cho học sinh. Giúp các em có được tình yêu với những cảnh vật bình thường như: dòng sông, cánh đồng, mái trường …rộng hơn là tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn các em học sinh. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Kinh nghiệm về phương pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cảnh cho học sinh giỏi khối 6”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Kinh nghiệm về phương pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cảnh cho học sinh giỏi khối 6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMKINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁPRÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢCẢNH CHO HỌC SINH GIỎI KHỐI 6 1. Tên sáng kiến : “Kinh nghiệm về Phương pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cảnh cho học sinh giỏi khối 6 ”1.Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà 2. Trình độ chuyên môn : §HSP chuyên ngành ngữ văn. 3. Nơi công tác : Trường THCS Xuân Lâm 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến : Trường THCS Xuân Lâm5. Giải pháp : giúp hoc sinh học tốt môn tập làm văn6.(1): Điều kiện , hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:- Đối tượng học sinh ở bậc phổ thông trung học cơ sở (nói riêng) rất hồnnhiên trong trắng nh− vùng đất phù sa màu mỡ phì nhiêu . Giáo viên cùngtoàn xã hội phải có trách nhiệm gieo trồng những hạt giống tốt để thu hoạchhoa thơm trái ngọt về cả tri thức và đạo đức. Với môn Ngữ văn thì hạt giốngtốt về kiến thức văn học không chỉ riêng nội dung ý nghĩa sâu sắc từ mỗi bàihọc hay một khái niệm Tiếng Việt nào đó mà học sinh cần phải có đượcnhững kỹ năng quý để làm 1 bài văn một cách thành thạo. Mặt khác văn họctừ lâu đã là một bộ môn khoa học xã hội hay song lại là một môn học khiếnnhiều học sinh ngại học, ngại viết. Vậy đối với giáo viên giảng dạy bé mônngữ văn lớp 6 ngoài việc cung cấp nội dung bài dạy theo hướng dẫn của sáchgiáo khoa, sách giáo viên, chúng tôi còn phải rất quan tâm đến phương pháprèn kỹ năng hành văn cho học sinh . Đặc biệt là đối tượng học sinh giỏi khối6.* Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm này.- Việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả cảnh này trước hết rất thiết thực cho phầnlàm văn miêu tả cảnh nằm trong công tác học kỳ II ngữ văn 6 và một phầnnâng cao chất lượng bộ môn cho học sinh .Đặc biệt việc rèn kỹ năng làm vănmiêu tả cảnh cho học sinh theo tôi còn là việc tháo gỡ những vướng mắc, xoáđi mặc cảm ngại học văn của một số học sinh. Từ đó xây dựng và phát triểntình yêu với môn văn học trong nhà trường cho học sinh. Giúp các em cóđược tình yêu với những cảnh vật bình thường như: dòng sông, cánh đồng,mái trường …rộng hơn là tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn các emhọc sinh . Lý do trên đây khiến tôi mạnh dạn đưa ra một kinh nghiệm rèn kỹ năngmiêu tả cảnh cho học sinh giỏi khối 6 nói riêng .* Đối tượng áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này.- Tôi nghĩ rằng việc rèn kỹ năng miêu tả cảnh cho học sinh giỏi khối 6, trướchết là áp dụng cho học sinh có lực học khá của khối. Song người giáo viêncũng có thể vận dụng được kinh nghiệm này ở góc độ hẹp hơn, sơ lược hơncho đối tượng là học sinh lớp 6 đại trà vào những buổi phụ đạo. Tuỳ cơ ứngbiến, tôi còn có thể sử dụng kinh nghiệm này một cách tỉ mỉ, kiên trì cho đốitượng là những học sinh ngại học văn, chưa có tình cảm với thể loại văn miêutả cảnh.* Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm .- Từ những đối tượng đưa ra ở trên, giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn 6 sẽphải thật linh hoạt trong việc rèn kỹ năng cho học sinh. Sau đây là nhữngnhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm này . + Giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để xây dựnghướng làm bài . + Hướng dẫn học sinh cách tìm ý cho bài văn tả cảnh . + Rèn kỹ năng diễn đạt trong văn miêu tả cảnh cho học sinh . + Rèn kỹ năng dựng đoạn trong văn tả cảnh . + Luyện lời văn chuyển cảnh, liên kết đoạn cho bài văn tả cảnh. + Luyện viết mở bài và kết bài cho bài văn tả cảnh.* Cơ sở nảy sinh sáng kiến a. Cơ sở lý luận:Văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn từ đầy giá trị. Có thể coi mỗimột tác phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, nó bay bổng tạo nênnhững khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm thếnào cho học sinh mình cảm nhận được chất thơ của cuộc sống đời thườngcũng như có thể sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật “ bé con” giá trị ?Tôi nghĩ đó là một việc làm mà mọi giáo viên đang tìm cách đi nhẹ nhàngnhất và có hiệu quả nhất. Nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn chúng ta thấy:chương trình ngữ vănlớp 6 so với chương trình tiểu học mà các em đã làm quen và có nhiều nhữngkhái niệm trừu tượng. Riêng làm văn, đòi hỏi các em phải có cách viết già dặnhơn, sinh động hơn và đặc biệt trong văn miêu tả cảnh phải có hình ảnh sốngđộng,thuyết phục lòng người. điều đó không thÓ đi từ lý thuyết sang thực hành ngay được, bởi tư duy của lứa tuổi các em học sinh lớp 6 còn là tư duy cụ thể, chưa tiếp nhận ngay được những kiến thức trừu tượng. Cảm quan của các em còn thô sơ chưa có nhiều tính hình ảnh, sáng tạo nghệ thuật. b. Cơ sở thực tế: Thực sự mà nói thì các em đã quá quen với việc thực hành viết văn dạng văn bản mẫu và tái tạo văn bản tương tự mẫu ở cấp tiểu học. Cho nên việc sáng tạo một văn bản nghệ thuật đối với các em học sinh lớp 6 là việc làm vô cùng khó khăn và không có hứng thú. Hơn nữa sự say mê đọc tư liệu văn học của các em học sinh ( thời nay) quả là ít ỏi, hầu nh− là không có bởi những thông tin hiện đại: hoạt hình, truyện tranh, đặc biệt là những dịch vụ In-tơ-nét tràn lan cuốn hút lòng trẻ. Điều đó đương nhiên làm nghèo nàn vốn ngôn từ nghệ thuật quý giá của văn học trong mỗi học sinh. Từ những cơ sở trên chúng tôi thiết nghĩ :quá trình rèn kỹ năng làm văn miêu tả cảnh cho học sinh lớp 6 là một việc làm thiết thực nên làm và làm một cách cặn kẽ để có hiệu qña tốt nhất.6 (2) Các giải pháp thực hiện . Giải pháp cụ thể .a.Trước nhất giáo viên cần giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầucủa đề bài để xây dựng hướng làm bài.* Ví dụ:1/ Đề bài: miêu tả cảnh như sau: “Em hãy miêu tả quê hương em vào một buổichiều nắng đẹp”.Giáo viên cho học sinh thấy: Trên đây là một đề bài dạng miêu tả cảnh tổng hợp.Vậy thế nào là cảnh tổng hợp? - Giáo viên chỉ rõ cho học sinh thấy ta xác địnhcảnh tổng hợp nhờ những từ ngữ nào.Ví dụ: Đề yêu cầu tả cảnh tổng hợp thường chứa những từ ngữ như: “một miềnquê, quê hương em, cảnh vùng quê, hoặc cảnh nơi em ở..” cảnh tổng hợp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: