Danh mục

SKKN: Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 469.32 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Như chúng ta đã biết để chỉ ra mối quan hệ tương ứng kiến thức nhằm giúp trẻ hiểu và có khả năng vận dụng kiến thức của trẻ phải được diễn ra thông qua các hoạt động chơi hoặc các hoạt động mang tính chất vui chơi, để góp phần toàn diện đối với trẻ thơ. Bài SKKN về các biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo MỘT SỐ BIÊN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺMẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ SỐLƯỢNG, CON SỐ VÀ PHÉP ĐẾM MÔN LÀM QUEN VỚI TOÁN. A, PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: Như chúng ta đã biết để đạt được biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ thìchúng ta phải biết xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm về kiến thức toán họccơ bản, ban đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến trừu tượng...Đồng thời phải chỉ ra mối quan hệ tương ứng kiến thức nhằm giúp trẻ hiểu và có khảnăng vận dụng kiến thức của trẻ phải được diễn ra thông qua các hoạt động chơi hoặccác hoạt động mang tính chất vui chơi, để góp phần toàn diện đối với trẻ thơ. Là ngườigiáo viên mầm non, ngoài việc quan tâm và nhiệt tình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi còndành thời gian nghiên cứu học hỏi để có những sáng tạo riêng cho bộ môn toán. Tôithấy việc đổi mới giáo dục làm quen với toán cũng đã có định hướng đổi mới hìnhthức thực hiện trên cơ sở khoa học, đảm bảo tính đặc thù của hoạt động toán sơ đẳng.Với yêu cầu nâng cao kỹ thuật thực hành giúp trẻ cảm nhận toán một cách thoải mái,đồng thời tạo cho trẻ có kỹ năng kiến thức phong phú về toán. Qua quá trình dạy trẻ hoạt động với toán theo hình thức cải cách, tôi nhận thấytrẻ thích được hoạt động toán chưa cao, các kỹ năng còn gò ép nên trẻ hoạt động vớitoán chưa hứng thú, chưa thể hiện hết khả năng về toán của mình. Từ nhận thức thực tế đó và sau khi được học chuyên đề đổi mới hình thức giáodục làm quen với toán ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi, đặc biệt là việc hình thành biểu tượng vềsố lượng, con số và phép đếm cho trẻ. Đây cũng là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi“Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 hình thành biểu tượng về sốlượng, con số và phép đếm môn làm quen với toán”. Trường mầm non Yên Thanh nói chung và lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trườngđã và đang thực hiện chương trình hình thành các biểu tượng toán cho trẻ theo hìnhthức đổi mới. Qua quá trình dạy, tôi thấy khả năng và hứng thú học toán của trẻ so vớichương trình cải cách đã cao hơn. 2 – Cơ sở thực tiễn * Thuận lợi: Lớp tôi là lớp điểm ở trường tại khu trung tâm, lớp có cơ sở vật chất tương đốiđầy đủ, bàn ghế đúng quy cách. Ban giám hiệu chỉ đạo giúp đỡ chuyên môn cho giáoviên nhiệt tình, có sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của các bậc phụ huynh, có sự quantâm sâu sắc của phòng giáo dục. Bản thân tôi đã có trình độ chuyên môn vững và trựctiếp giảng dạy cho trẻ làm quen với toán theo hình thức đổi mới ở lứa tuổi 5 - 6 tuổicủa trường. * Khó khăn: Về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động làm quen với toán chưa đầy đủ. Một số phụ huynh chưa nhận thức hết được yêu cầu và tầm quan trọng về mônhọc. Từ những thuận lợi và khó khăn và tình hình thực trạng trên, qua quá trình giảngdạy, tôi đã nghiên cứu trên 40 cháu lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, thời gian nghiên cứu trênmột năm. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:Nghiên cứu quá trình hình thành biểu tượng toán sơ đẳng của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi,hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, từđó tìm ra biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5- 6 tuổi học lập số môn làm quen với toán. III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: Trong khuôn khổ của đề tài tôi chỉ tập trung nghiên cứu và áp dụng một số biệnpháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hình thành biểu tượng về số lượng, consố và phép đếm môn làm quen với toán. IV. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1. Khách thể nghiên cứu: - Nghiên cứu trẻ lớp mẫu giáo 5A1 trường mầm non Yên thanh. 2. Đối tượng nghiên cứu: - Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hình thành biểutượng về số lượng, con số và phép đếm môn làm quen với toán. V. CÁC GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: - Việc dạy trẻ hình thành các biểu tượng toán sở đẳng sẽ đạt được hiệu quả caohơn, trẻ sẽ có các kỹ năng, sẽ có đầy đủ những biểu tượng toán, trẻ hứng thú cao vàtham gia hoạt động hình thành các biểu tượng về toán một cách thoải mái, tự tin khi côgiáo có những biện gây hứng thú cho trẻ 5 - 6 tuổi hình thành biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm môn làm quen với toán. VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quá trình hình thành biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 2. Đề xuất một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ ẫu giáo 5 - 6 tuổi hình thànhbiểu tượng về số lượng, con số và phép đếm môn làm quen với toán. VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đề tài này được thực hiện với một số phương pháp sau đây: 1. Phương pháp tham khảo tài liệu 2. Phương pháp quan sát 3. Phương pháp điều tra viết 4. Phương pháp phỏng vấn 5. Phương pháp thực nghiệm giáo dục 6. Phương pháp trắc nghiệm khách quan 7. Phương pháp phân tích nội dung 8. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động. B. PHẦN NỘI DUNG I. HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ SỐ LƯỢNG, CON SỐ VÀ PHÉP ĐẾM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI:1. Đặc điểm phát triển những biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm của trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi: Trẻ sinh ra và lớn lên giữa thế giới của các sự vật và hiện tượng đa dạng. Ngay từnhỏ trẻ đã được tiếp xúc và làm quen với những nhóm vật có màu sắc, kích thước và sốlượng phong phú, với các âm thanh chuyển độngcó ở xung quang trẻ Trẻ lĩnh hội sốlượng của chúng bằng các giác quan khác nhau như: Thị giác, thính giác, giác quan vậnđộng... Trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi có khả năng phân tích chính xác các phần tử của tậphợp, các tập con trong tập lớn. Trẻ khái quát được một tập lớn gồm nhiều tập con vàngược lại nhiều tập hợp riêng biệt có thể ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: