Danh mục

SKKN: Một số biện pháp giảng dạy phân môn Học hát lớp 5 ở trường Tiểu học Cây Gáo A

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.60 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Làm sao để có phương pháp dạy tốt và đạt hiệu quả cao để cung cấp cho các em những vốn hiểu biết về âm nhạc góp phần phát triển năng lực và nhân cách học sinh. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Một số biện pháp giảng dạy phân môn học hát lớp 5 ở trường Tiểu học Cây Gáo A”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Một số biện pháp giảng dạy phân môn Học hát lớp 5 ở trường Tiểu học Cây Gáo A SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY PHÂN MÔN HỌC HÁT LỚP 5Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CÂY GÁO ASƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Huệ 2. Sinh ngày 20 tháng 4 năm 1984 3. Nữ 4. Địa chỉ: Khu phố 5 - Vĩnh An- Vĩnh Cửu – Đồng Nai. 5. Điện thoại: 0978 248 222 6. Fax: 7. Chức vụ: CTCĐ + Giáo Viên 8. Đơn vị công tác: Trường TH Cây Gáo A II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị: Cử nhân sư phạm - Năm nhận bằng: 2011 - Chuyên ngành đào tạo: SP Âm nhac III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Âm nhạc Số năm có kinh nghiệm: 7 năm. Sáng kiến kinh nghiệm đã có trong năm năm gần đây nhất. Phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng bộ môn Âm nhạc trong trường Tiểu học TÊN ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY PHÂN MÔN HỌC HÁT LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CÂY GÁO A A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay Việt Nam là một đất nước đang phát triển đi lên về mọi mặt. Cùngvới sự phát triển kinh tế - xã hội theo cơ chế thị trường đòi hỏi làm nảy sinh nhiềuloại hình, phương thức giáo dục mới trong môi trường phát triển mới. Giảng dạy Âm nhạc trong trường phổ thông chính là dành cho trẻ quyềnđược “Phát triển tối đa nhân cách, tài năng, thể chất, tâm hồn và tinh thần” (Điều29 – công ước Quốc tế). Dạy học âm nhạc cũng là một trong những phương tiệnhữu hiệu nhất để đưa vào ý thức học sinh một cách tích cực, sâu sắc và có mụcđích rèn luyện hoạt động âm nhạc. Nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục học đã khẳng định vị trí vàvai trò của âm nhạc trong đời sống xã hội, đặc biệt là đối với việc nâng cao nhậnthức, phát triển nhân cách con người. Nghệ thuật âm nhạc ngoài khả năng đem lạiniềm vui, sự sảng khoái và nguồn nghị lực cho con người trong cuộc sống còn cótác dụng thức tỉnh tình cảm của họ qua những cung bậc hết sức tinh tế. Hiểu được vấn đề đó, là một giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc, trongnhững năm qua tôi không khỏi suy nghĩ làm sao để có phương pháp dạy tốt và đạthiệu quả cao để cung cấp cho các em những vốn hiểu biết về âm nhạc góp phầnphát triển năng lực và nhân cách học sinh. Đó chính là lí do đưa tôi đến với sángkiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giảng dạy phân môn học hát lớp 5 ởtrường Tiểu học Cây Gáo A” B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. Cơ sở lý luận và thực tế 1. Cơ sở lý luận: * Mục tiêu của môn Âm nhạc trong trường tiểu học Cung cấp những kiến thức Âm nhạc phù hợp với lứa tuổi về học hát, pháttriển khả năng Âm nhạc, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, đemlại niềm vui, tinh thần lạc quan, mạnh dạn và sự tự tin cho học sinh. * Những yêu cầu chung của hoạt động ca hát: - Phải hình thành cho HS những kĩ năng cần thiết về ca hát để thể hiện bàihát với sự truyền cảm. - Phát triển tai nghe âm nhạc và nhạc cảm trên cơ sở rèn luyện kĩ năng cahát ở mức độ phổ thông qua từng kiểu bài, loại bài hát. - Phát triển giọng hát tự nhiên, củng cố và mở rộng âm vực của giọng. - Giúp HS học thuộc, hát đúng và biết trình bày một cách chủ động, sángtạo. * Trang bị cho học sinh một số kĩ năng cơ bản: - Tư thế hát: Người thẳng, đầu không nghiêng, vai không so, hai tay buôngdọc theo thân thoải mái, toàn bộ thân thể tựa đều vào hai chân (khi đứng). Hoặckhi ngồi thì hai tay đặt lên đầu gối, lưng thẳng không tựa vào ghế, không vắt chânnọ qua chân kia. - Hơi thở: Giáo viên cần biết cách điều khiển, chỉ huy để học sinh biết lấyhơi vào đầu câu hát, không lấy hơi giữa các tiếng trong một câu hát. Tốt nhất làhơi thở luôn được củng cố ngay trong lúc hát. * Một số phương pháp dạy học có thể áp dụng: + Phương pháp trình bày tác phẩm. + Phương pháp thực hành, luyện tập. + Phương pháp dùng lời ( còn gọi là thuyết trình, diễn giảng). + Phương pháp trực quan (Là việc sử dụng các phương tiện dạy học nhưnhạc cụ, băng đĩa nhạc, tranh ảnh….trong giờ lên lớp khiến cho những khái niệmtrừu tượng trở nên rõ ràng cụ thể.. + Phương pháp kiểm tra - đánh giá. Trong các PPDH, không có PPDH nào là vạn năng, do đó giáo viên phảikhéo léo phối kết hợp các PPDH trong giảng dạy để phát huy tính tích cực của họcsinh trong học tập. Việc phối hợp các phương pháp trong giờ dạy để đạt hiệu quả,giáo viên cần lưu ý một số điều sau: - Phương pháp phải tương ứng với nội dung. - Phải nắm vững nội dung của bài (Nếu cần có thể bổ sung vào SGK nhữngtư liệu cần thiết nhằm làm phong phú cho bài học – tránh lan man, quá tải, thiếutrọng tâm). - Giáo viên phải biết luôn tự đặt ra câu hỏi và trả lời (Bài dùng phương phápnào, trực quan nên dùng cái gì, dùng chỗ nào, dùng trong bao lâu?…..) 2. Thực trạng công tác giảng dạy Âm nhạc trong trườ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: