Danh mục

SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Âm nhạc

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 506.30 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn âm nhạc” giúp tất cả học sinh trong lớp học sẽ chủ động trong việc tiếp thu bài mới, không còn học sinh đứng bên lề lớp học. Dễ phát hiện học sinh có năng khiếu cũng như học sinh còn rụt rè, nhút nhát từ đó giáo viên có giải pháp phù hợp để bồi dưỡng hay hỗ trợ kịp thời. Học sinh rất mau thuộc lời và hát được bài hát. Lớp học rất sinh động và vui, thầy và trò dễ gần gũi hơn, thân thiện hơn (đây là điểm rất quan trọng trong mỗi tiết dạy). Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Âm nhạc Sáng kiến kinh nghiệmĐề tài:MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC Người viết: Phan Hồng Lâm MỤC LỤC Phần mở đầuI. Bối cảnh của đề tài…………………………………………………………..trang 1II. Lý do chọn đề tài............................................................................................trang 1III. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................trang 2IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.............................................................trang 2 Phần nội dungI. Cơ sở lý luận………………………………………………………………..trang 3II. Thực trạng của vấn đề……………………………………………………..trang 3III. Các biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề…………………………….trang 41. Điều tra động cơ học tập môn âm nhạc của học sinh………………………trang 42. Khảo sát trình độ học sinh………………………………………………….trang 53. Giải pháp……………………………………………………………………trang 5IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm……………………………………...trang 121. Kết quả đạt được……………………………………………………………trang 122. Nguyên nhân thành công…………………………………………………...trang 143. Nguyên nhân thất bại……………………………………………………….trang 14 Phần kết luậnI. Những bài học kinh nghiệm…………………………………………………trang 15II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm………………………………………...trang 15III. Khả năng ứng dụng, triển khai…………………………………………….trang 15IV. Những kiến nghị, đề xuất………………………………………………….trang 16 PHẦN MỞ ĐẦUI. Bối cảnh của đề tài Như chúng ta đã biết âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao. Họcâm nhạc không chỉ mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, họcmà chơi, chơi mà học, thông qua những câu hát, lời ca, cử chỉ, điệu bộ, âm nhạc giúpcác em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của cácem, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài hát, từng câu nhạc mà còn gópphần không nhỏ vào quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh. Chính vì thế mà việcgiảng dạy Âm nhạc cho học sinh cần phải luôn đổi mới, cải tiến phương pháp, cáchthức truyền thụ,…nhằm ngày đem lại lợi ích thiết thực. Đây là một việc làm không dễ,người dạy cần phải nắm rõ đối tượng mà mình truyền thụ, hướng dẫn. Đặc biệt là họcsinh khối lớp một, việc này lại càng khó khăn hơn. Các em phần lớn là chưa đọc được,chủ yếu chỉ đọc theo giáo viên (truyền khẩu) nên việc dạy cho các em học thuộc lời vàhát được bài hát đòi hỏi nhiều công sức nhưng nếu không khéo dễ làm cho các em thụđộng, nhàm chán.II. Lý do chọn đề tài -Mục tiêu giáo dục hiện nay là đào tạo những con người phát triển toàn diện,những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống hiện đại.Việc giáo dục con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trìnhđộ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động,sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởngthức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nóiriêng.Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được. -Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáodục thông qua các môn học nghệ thuật, trong đó âm nhạc có vị trí rất quan trọng.Trongnhững năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự phát triển xã hội,Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trườngvà coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dụcthẩm mỹ. Trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở bậc tiểu học, âm nhạc tuy khôngđào tạo các em thành những ca sĩ, nhạc sĩ, nhưng thông qua môn học này đã hìnhthành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thếgiới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hiền hoà, toàn diện hơn, từ đó giúpcác em học tốt các môn học khác. -Bản thân tôi là giáo viên được đào tạo và được phân công trực tiếp giảng dạybộ môn âm nhạc, tôi nhận thấy đại đa số các em rất thích bộ môn này. Qua thực tếgiảng dạy từ những năm trước đây, đặc biệt là năm học 2008 – 2009 đến nay, tôi nhậnthấy rằng trước một bài hát, người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt,hướng dẫn thật tốt đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thunhanh nhất kiến thức bài học. -Trong thực tại, việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp cho bộ mônâm nhạc ở Tiểu học đang còn rất nhiều vấn đề phải bàn. Đặc biệt là việc dạy phân mônâm nhạc ở lớp một, chúng ta biết rất rõ việc học hát của học sinh lớp một chủ yếu làtruyền khẩu vì các em đọc chưa rành (thậm chí một vài em chưa đọc được). Do đóthầy đọc, học sinh đọc theo từng câu đến khi thuộc bài hát thì mới có thể dạy các emhát được. Đây là vấn đề dễ gây thụ động cho học sinh dẫn đến các em chán học hoặclâu thuộc lời bài hát. Qua nhiều năm dạy chuyên môn âm nhạc, tôi mạnh dạn đưa ramột số biện pháp giúp học sinh lớp một học tốt môn âm nhạc mà thực tế tôi đã vậndụng và đạt hiệu quả rất tốt.III. Phạm vi nghiên cứu Trong dạy học âm nhạc lớp một có nhiều nội dung, nhưng đề tài này chỉ nghiêncứu các biện pháp giúp học sinh mau thuộc lời bài hát thông qua các động tác phụ họaphù hợp với lời ca khi dạy bài hát mới. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp một trường Tiểu học B Khánh Bình.IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu - Tất cả học sinh trong lớp học sẽ chủ động trong việc tiếp thu bài mới, không còn học sinh đứng bên lề lớp học. - Dễ phát hiện học sinh có năng khiếu cũng như học sinh còn rụt rè, nhút nhát từ đó giáo viên có giải pháp phù hợp để bồi dưỡng hay hỗ trợ kịp thời. - Học sinh rất mau thuộc lời ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: