Danh mục

SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn và thúc đẩy quá trình tự học đối với học sinh yếu, cá biệt trong lớp chủ nhiệm

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 332.67 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có thể nhận thấy, trong thời gian gần đây, số học sinh cá biệt đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Qua mỗi năm học, kết quả học tập của những học sinh này phần lớn nằm ở mức yếu hoặc kém. Tuy nhà trường cùng giáo viên chủ nhiệm kết hợp với cha mẹ học sinh đã đưa ra nhiều biện pháp uốn nắn, giáo dục và thúc đẩy qua trình học tập của các em, nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt được những kết quả như mong đợi. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số biện pháp hướng dẫn và thúc đẩy quá trình tự học đối với học sinh yếu, cá biệt trong lớp chủ nhiệm” để nâng cao chất lượng giáo dục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn và thúc đẩy quá trình tự học đối với học sinh yếu, cá biệt trong lớp chủ nhiệm SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN VÀ THÚCĐẨY QUÁ TRÌNH TỰ HỌC CHO HỌC SINH YẾU VÀ CÁ BIỆT TRONG LỚP CHỦ NHIỆMI. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là điều rất quan trọng và cần thiếttrong điều kiện hiện nay. Thật vậy, thời gian tự học là lúc các em có điều kiện tựnghiền ngẫm vấn đề học tập theo một yêu cầu, phong cách riêng và với tốc độthích hợp. Điều đó không chỉ giúp các em nắm vấn đề một cách chắc chắn, bềnvững, bồi dưỡng phương pháp học tập và khả năng vận dụng tri thức, mà còn làdịp tốt để các em rèn luyện ý chí và năng lực hoạt động sáng tạo. Trong thời đại mà khoa học, kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay,nhà trường dù tốt đến mấy cũng không đáp ứng được nhu cầu đa dạng và đangphát triển của cuộc sống. Vì vậy, chỉ có tự học, tự bồi dưỡng mỗi người mới có thểbù đắp được cho mình những lỗ hổng về kiến thức để thích ứng với yêu cầu cuộcsống đang phát triển. Như vậy, tự học là một trong những phẩm chất quan trọng nhất mà nhàtrường hiện đại cần trang bị cho học sinh, vì nó có ích không chỉ khi các em cònngồi trên ghế nhà trường mà cả khi đã bước vào cuộc sống. Trong trường học, để quản lí lớp học, nhà trường cử ra một trong nhữnggiáo viên giảng dạy có đủ tiêu chuẩn làm công tác chủ nhiệm. Giáo viên chủnhiệm phải là người: có năng lực chuyên môn tốt, có kinh nghiệm, tinh thần tráchnhiệm và nhiệt tình làm công tác giáo dục, quản lí học sinh, có uy tín với học sinhvà tập thể sư phạm. Giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng phân công và thaymặt hiệu trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh. Giáo viênchủ nhiệm là người tổ chức quản lý lớp học, dìu dắt học sinh như con em củamình trưởng thành qua từng năm tháng. Giáo viên chủ nhiệm là chất keo kết dínhtạo nên sự đoàn kết thân ái giữa các thành viên trong lớp học. Sự tận tụy, tráchnhiệm và kĩ năng chủ nhiệm tốt, giáo viên chủ nhiệm sẽ tạo nên một tập thể lớpvững mạnh, chất lượng giáo dục cao và được học sinh yêu thương, quí trọng. Trên thực tế, công tác chủ nhiệm của giáo viên không phải lúc nào cũngthành công. Mỗi trường học, mỗi lớp học, luôn tồn tại một số lượng không nhiềuhọc sinh có năng lực học tập yếu và có ý thức kỉ luật kém và thường được gọi làhọc sinh cá biệt. Với những lớp học có học sinh yếu và cá biệt, giáo viên có kĩnăng chủ nhiệm yếu, thường rất vất vả trong công tác quản lí, giáo dục các em.Các em thường có biểu hiện ngỗ ngược không vâng lời, không chấp hành nội quinhà trường, có thái độ học tập không nghiêm túc, đôi lúc còn lôi kéo những họcsinh trong lớp và lớp khác quậy phá để chứng tỏ mình… Những học sinh này làmảnh hưởng không nhỏ đến nền nếp, chất lượng học tập chung của lớp và của nhàtrường. Có thể nhận thấy, trong thời gian gần đây, số học sinh cá biệt đang có xuhướng ngày càng gia tăng. Qua mỗi năm học, kết quả học tập của những học sinhnày phần lớn nằm ở mức yếu hoặc kém. Tuy nhà trường cùng giáo viên chủ nhiệmkết hợp với cha mẹ học sinh đã đưa ra nhiều biện pháp uốn nắn, giáo dục và thúcđẩy qua trình học tập của các em, nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt được những kếtquả như mong đợi. Trước những thực tế nêu trên, với vai trò của người quản lí giáo dục vàcũng từng là giáo viên đạt những thành công trong công tác chủ nhiệm, tôi mạnhdạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một số biện pháp hướng dẫn vàthúc đẩy quá trình tự học đối với học sinh yếu, cá biệt trong lớp chủ nhiệm”II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận 1.1. Những quan niệm về tự học và vấn đề hình thành năng lực tự họccho học sinh trong nhà trường phổ thông. 1.1.1. Quan niệm về tự học Con người ta ngay khi sinh ra đã phải tự học, tự học để nhận biết thế giớixung quanh, tự học để tồn tại và phát triển. Khổng Tử cho rằng cách học như thếnào quan trọng như học cái gì, học không chỉ ở trường còn học ở bạn bè “Tamnhân đồng hành, tất hữu ngã sư” (trong 3 người đi cùng, tất có thầy ta trong đó) Cha ông ta từ xưa cũng luôn đặt tự học làm trọng. Người đã kế thừa và pháthuy cao nhất truyền thống đó là Bác Hồ. Bác đã từng căn dặn: “Còn sống thì cònphải học, còn phải hoạt động cách mạng”. Theo Người tự học chính là sự nỗ lựccủa bản thân người học, sự làm việc của bản thân người học một cách có kế hoạchtrên tinh thần tự giác học tập. Người cho rằng trong tự học, ý chí tự học tập và sựsáng tạo là đều vô cùng quan trọng. Cũng bàn về tự học, Chu Mạnh Nguyên cho rằng: “Tự học, tự nghiên cứulà một quá trình trong đó mỗi người tự suy nghĩ, tự sử dụng các năng lực trí tuệ vàcác phẩm chất của bản thân, tự khai thác vận dụng những điều kiện vật chất có thểđể biến một kiến thức nào đó của người khác (của nhân loại) thành kiến thức sởhữu của mình, vận dụng một kiến thức nào đó của người khác để làm cho côngviệc của bản thân có hiệu quả hơn”. Trong bộ sách: “Tuyển tập tác phẩm tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu”gồm 2 tập, GS. Nguyễn Cảnh Toàn, người có nhiều tâm huyết với vấn đề tự họcđã đưa ra một quan niệm về tự học có thể xem là hoàn chỉnh: “Tự học là tự mìnhdùng các giác quan để thu nhận thông tin rồi tự mình động não, sử dụng các nănglực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp) và có khi cả cơ bắp (phải sửdụng các công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhânsinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh cho được một lĩnh vực hiêu biết nào đó,một số kỹ năng nào đó, một số phẩm chất nào đó của nhân loại hay cộng đồngbiến chúng thành sở hữu của mình. Phát minh ra cái mới cũng có thể coi là mộthình thức tự học cao cấp”. Theo GS. Có 3 cấp độ tự học: - Tự học dưới sự hướng dẫn của thầy, giáp mặt thầy một số tiết trong ngày,trong tuần. - Tự học có hướng dẫn của thầy nhưng không giáp mặt thầy mà nhận được sựgiúp đỡ của thầy từ xa. - Tự học không có sự hướng dẫn của th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: