Danh mục

SKKN: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh trường THPT Thừa Lưu

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 362.35 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phương pháp dạy học, nội dung dạy học, điều kiện và môi trường dạy học ảnh hưởng đến quá trình học tập và năng lực tự học của học sinh. Cho nên trong quá trình quản lý dạy – học phải hướng đến mục tiêu quan trọng là quản lý hoạt động tự học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh trường THPT Thừa Lưu”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh trường THPT Thừa Lưu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰMNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰHỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT THỪA LƯU I.ĐẶT VẤN ĐỀ:1.Lý do chọn đề tài: Lịch sử phát triển của giáo dục đã chứng kiến sự hình thành, phát triển của giáo dụcgia đình, giáo dục xã hội và những đóng góp của từng nhân tố đối với sự phát triển cá nhân vàxã hội. Dạy học được xem là con đường giáo dục cơ bản nhất để thực hiện mục đích của quátrình giáo dục tổng thể, trong đó tự học là phương thức cơ bản để người học có được nhữnghệ thống tri thức phong phú và thiết thực. Ngày nay, sự sáng tạo mới tri thức đòi hỏi mỗi một con người phải tự học, tự đào tạovà có năng lực tự học sáng tạo. Để thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi nhà trường phổ thôngphải góp phần đắc lực vào việc chuẩn bị nền tảng vững chắc cho sự ra đời của những thế hệnhân tài kiểu mới có ý thức, năng lực sáng tạo, vốn tri thức cần thiết cộng với khả năng xử lýthông tin để tiếp thu những cái mới. Nhưng nhà trường dù tốt đến mấy cũng không thể đápứng nhu cầu phong phú và đa dạng trong cuộc sống của người học. Do đó, chỉ có tự học mớimang lại sự đa dạng kiến thức đáp ứng với yêu cầu của xã hội hiện đại. Bàn về vấn đề tự học, tự sáng tạo của học sinh (HS), Nghị quyết Trung ương 2 khóaVIII đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụmột chiều, rèn luyện thành nếp tư duy, sáng tạo của người học, từng bước áp dụng cácphương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện vàthời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Trong khoản 2, Điều 5, chương I của Luật giáo dục nước Cộng Hòa Xã Hội ChủNghĩa Việt Nam (2009) đã xác định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khảnăng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Thực tiễn cho thấy tự học là hoạt động tất yếu gắn liền với quá trình học tập. Nhưngthái độ, kỹ năng, phương pháp tự học của từng HS là khác nhau dẫn đến chất lượng học tậpcũng khác nhau. Do đó, nâng cao năng lực tự học cho HS là một việc làm cần thiết và quantrọng của các nhà trường. Hoạt động học tập là một thành tố của quá trình dạy – học. Cho nênphương pháp dạy học, nội dung dạy học, điều kiện và môi trường dạy học ảnh hưởng đến quátrình học tập và năng lực tự học của HS. Cho nên trong quá trình quản lý dạy – học phảihướng đến mục tiêu quan trọng là quản lý hoạt động tự học (HĐTH) nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục của nhà trường. Trên thực tế, hiện nay ở trường THPT Thừa Lưu có nhiều học HS thực hiện tự họckhông đúng mục đích, đầu tư thời gian cho những trò chơi vô bổ như game online, chat, ...Sự biểu hiện yếu kém trong nhận thức, thái độ cũng như kỹ năng, phương pháp và năng lựctự học. Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên (GV) chưa đáp ứngvới yêu cầu đổi mới của giáo dục trung học phổ thông (THPT). Những ảnh hưởng chủ quanvề nhận thức và tay nghề của đội ngũ GV, về ý thức trách nhiệm của gia đình và HS cần phảiđược phân tích nhằm xây dựng các biện pháp thích hợp, giải quyết tốt các mâu thuẩn giữa lýluận và thực tiễn về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sángtạo nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS. Xuất phát từ vai trò, vị trí của bản thân và nhu cầu HĐTH hiện nay của HS THPTThừa Lưu. Tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một số biện pháp nhằm nângcao chất lượng tự học của học sinh trường THPT Thừa Lưu”, với mong muốn góp phầnxây dựng các biện pháp, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về học tập của HS, giảng dạy của GVvà công tác quản lý trường THPT Thừa Lưu.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn quản lý dạy học và thực trạng HĐTH của HStrường THPT Thừa Lưu, xác lập các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của HS.3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình quản lý đối với HĐTH của HS trường THPT Thừa Lưu. Chủ thể quản lý HĐTH gồm Ban giám hiệu (BGH), Tổ trưởng chuyên môn, giáo viênchủ nhiệm (GVCN), giáo viên bộ môn (GVBM), Cha mẹ học sinh (CMHS) và sự phối hợpcác tổ chức chính trị - xã hội ở các địa phương có HS đang học tại trường THPT Thừa Lưu.3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý hoạt động tự học nhằm nâng cao chất lượng tự học của HStrường THPT Thừa Lưu. II.NỘI DUNG 1. Những lý luận làm cơ sở khoa học cho việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này: Nói đến học tập là nói đến hình thức dạy - học và tự học. Việc học phải đi đôi với việcdạy và việc dạy phải hướng đến người học, đó là quá trình tương tác giữa GV và HS. Xét chocùng, trong quá trình dạy học là giúp HS tự học để hoàn thiện và phát triển nhân cách của cánhân nhằm đáp ứng với các chuẩn mực và nhu cầu trong sự phát triển chung của thời đại. Tựhọc gắn với cuộc đời của mỗi con người. Một số nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục đãđề cập đến vấn đề tự học dưới nhiều hình thức khác nhau.1.1. Trên thế giới - Ngay từ thời cổ đại, Khổng Tử (551 - 479 TCN), Aristot là các nhà sư phạm kiệt xuấtđã cho rằng: Dạy và học là phải trên cơ sở phát huy tính tích cực nhận thức của HS và đòi hỏiHS phải biết kết hợp với suy nghĩ, biết năng động trong học tập. Cần cố gắng gợi mở để HS tựhọc trong hoạt động học tập của mình. - Đến thời cận đại, nhà sư phạm lỗi lạc người Tiệp Khắc J. A. Komenxky (1592 -1670) đã khẳng định: “Không có khát vọng học tập thì không thể trở thành tài năng”. Năm1657, ông đã hoàn thành tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ đại” trong đó nêu rõ: “Việc học hành,muốn trau dồi kiến thức vững chắc không thể làm một lần mà phải ôn đi ôn lại, có bài tậpthường xuyên phù hợp với trình độ”. - Trong giai đoạn hiện đại, các nhà giáo dục học đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: