Danh mục

SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số trường Mầm non Kim Thủy

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.39 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số trường Mầm non Kim Thủy” nhằm giúp trẻ ham thích được đến lớp, ham thích học tập và nhất là ham học hỏi Tiếng Việt để trẻ học tốt tất cả các môn học và tạo đà cho các cấp học sau. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số trường Mầm non Kim Thủy”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số trường Mầm non Kim Thủy SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔNNGỮ CHO TRẺ 5 TUỔI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỜNG MẦM NON KIM THỦY A. Mở đầu V.I. Lê Nin từng cho rằng “Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó vớicộng đồng. Giao tiếp là một đặc trưng quan trọng nhất của con người. Ngônngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất”. Trong tiến trình phát triển củaloài người, ngôn ngữ là phương tiện để con người hiểu được nhau và hoạtđộng cùng nhau. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể truyền đạt, tiếp thunhững kinh nghiệm xã hội từ đời này sang đời khác. Nhờ ngôn ngữ mà cácthao tác muôn màu muôn vẽ của tư duy mới thực hiện được. “Ngôn ngữ là cơsở của mọi sự phát triển trí tuệ và là kho tàng của mọi kiến thức. Tất cả mọisự hiểu biết đều bằng ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ và trở lại cũng bằngngôn ngữ” (Usinxki). Đối với trẻ em, ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàndiện. Theo Galperin: Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định tâm lí trẻ em. Nó giúptrẻ mau chóng trở thành một thành viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ làcông cụ hữu hiệu để trẻ mở rộng giao tiếp với thế giới phong phú, đa dạngxung quanh. Thông qua đó, trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, màu sắc, côngdụng… của chúng, biết được cái hay - dở, tốt - xấu… để phản ứng cho phùhợp. Đồng thời nhờ ngôn ngữ, trẻ có thể bày tỏ nguyện vọng của mình từ khicòn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ, tạo điềukiện cho trẻ tham gia vào hoạt động nhằm góp phần hình thành nhân cách trẻ. B. Nội dung I. Cơ sở khoa học Nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới củangành giáo dục mầm non hiện nay yêu cầu trẻ được phát triển qua 5 mặt: Thểchất, nhận thức, ngôn ngữ, thẫm mỹ, tình cảm - xã hội. Trong đó nội dungphát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của giáoviên mầm non. Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ. Sự pháttriển chậm trễ về mặt ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diệncủa trẻ. Trường mầm non là trường học đầu tiên của trẻ. ở đây trẻ có điều kiệnvà cơ hội nhiều hơn để phát triển ngôn ngữ. Tuổi mẫu giáo trẻ đang trong quá trình học nói, việc cung cấp vốn ngônngữ cho trẻ là nhiệm vụ cần thiết để thực hiện nội dung chương trình chămsóc giáo dục mầm non mới nhất là Tiếng Việt và đặc biệt là đối với trẻ dântộc thiểu số. Bởi vì phần đa các cháu dân tộc thiểu số đều dùng tiếng mẹ đẻtrong tất cả các quá trình giao tiếp, chỉ khi được đến trường các cháu mớidùng Tiếng Việt do đó việc tiếp thu lời giảng của cô bằng ngôn ngữ TiếngViệt là vấn đề vô cùng khó khăn đối các cháu mầm non. Chính vì thế, việcphát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số là vấn đề được Đảngvà Nhà nước vô cùng quan tâm nhằm hình thành và phát triển những kĩ năngcần thiết cho trẻ trong việc học Tiếng Việt không những ở trong nhà trườngphổ thông mà ngay cả trong nhà trường mầm non Tuy nhiên, trong thực tiễn công tác chăm sóc giáo dục trẻ cho thấy,mặc dù trường mầm non đã chú ý việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông quacác hoạt động nhưng nhiệm vụ này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưatương xứng với tầm quan trọng của nó. Nhiều giáo viên chưa nhận thức đầyđủ vai trò của công tác này nên hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưađạt hiệu quả cao. II. Cơ sở thực tiễn Năm học 2009-2010, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáolớn đổi mới kể từ tháng 10 năm 2009 với tổng số cháu là 15. Hầu hết các cháuchưa có ý thức ham học, không chịu đến lớp để học, bản thân tôi trực tiếp đếntừng gia đình trẻ để huy động cháu ra lớp. Đến lớp, đa số trẻ không tích cực tham gia vào các hoạt động, khả năngchú ý của trẻ chưa cao, cô và trẻ có sự bất đồng về ngôn ngữ. Đồ dùng học tậpđối với trẻ còn nhiều xa lạ. Nhiệm vụ, nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa được đưa ra mộtcách độc lập và chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù hoạt động này đượclồng ghép vào trong các hoạt động khác nhưng chưa đủ bởi chưa đáp ứngđược nhu cầu phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn hiện nay. Với tình hình thực tế của lớp tôi như vậy, bản thân tôi luôn trăn trở, suynghĩ, nhiều lúc thấy vô cùng lo lắng không biết làm gì và làm như thế nào,bằng phương pháp gì để giúp trẻ nhận biết, phát âm chuẩn 29 chữ cái, hiểu vànói được Tiếng Việt một cách trôi chảy, tập tô chữ cái thành thạo. Chính vìđiều băn khoăn, trăn trở ấy, bản thân tôi đã tìm tòi, mạnh dạn thực hiện mộtsố biện pháp nhằm giúp trẻ ham thích được đến lớp, ham thích học tập vànhất là ham học hỏi Tiếng Việt để trẻ học tốt tất cả các môn học và tạo đà chocác cấp học sau. 1. Thuận lợi - Bộ GD&ĐT đã xác định rõ việc dạy Tiếng Việt cho trẻ dân tộcthiểu số là một nhiệm vụ quan trọng; Sở GD&ĐT đã đưa nội dung nàyvào kế hoạch nhiệm v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: