Danh mục

SKKN: Một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Gò Quao

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 329.52 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến “Một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Gò Quao” đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động tự học đối với học sinh của trường PTDTNT huyện Gò Quao nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy – học của nhà trường. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Gò Quao SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN GÒ QUAO Phần mở đầu1. Bối cảnh của đề tài Tự học là một thuộc tính vốn có của con người; hoạt động tự học là mộthoạt động quan trọng trong quá trình nhận thức của con người nhằm chiếm lĩnhtri thức của loài người và khám phá ra các quy luật khoa học, ôn luyện, củng cố,khắc sâu, mở rộng kiến thức cho người học, chính vì vậy hoạt động tự học phảiđược định hướng, tổ chức, quản lý có phương pháp đối với học sinh như Bác Hồđã từng nói: “Về cách học phải lấy tự học làm cốt”. Luật giáo dục năm 2005Điều 36 cũng quy định “Phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tựnghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo”. Hiện tại học sinh ở nội trú ý thức tự học còn yếu thường là tự phát chưađược quản lý chặt chẽ, chưa xây dựng được nề nếp, chưa xây dựng đượcđộng cơ học tập. Việc tự học, từ đào tạo là hình thức để phát huy nội lựcvươn lên trong quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm đáp ứngyêu cầu ngày càng cao của xã hội là một đòi hỏi tất yếu trong thời đại “Kinhtế tri thức” của chúng ta ngày nay. Vấn đề đặt ra cần phải hình thành ý thứctự học cho học sinh một cách tự giác và được quản lý chặt chẽ, đưa vào nềnếp, đầy đủ, mạnh mẽ cho học sinh. Từ đó học sinh có thể tự giác tự học, có ýthức tự học suốt đời phải có các biện pháp quản lý tự học của học sinh.2. Lý do chọn đề tài Trường PTDTNT huyện Gò Quao có 250 học sinh với 8 lớp trong đó họcsinh ở nội trú hơn 70 em với 18 giáo viên, 10 cán bộ công nhân viên, trong đó03 cán bộ quản lý. Học sinh của trường là học sinh dân tộc Khmer thuộc vùngkhó khăn, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Phần lớn các em ngoan, chăm họcnhưng cũng có một phần lớn học yếu, thiếu sự dạy bảo của người lớn. Đội ngũGV, CBCNV còn trẻ, nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm, uy tín đối với giúp đỡhọc sinh tự học. Tâm lý lứa tuổi, môi trường sinh hoạt thay đổi, yêu cầu đòi hỏicủa nhà trường và xã hội thay đổi. Nhà trường cần phải quan tâm và xác lập cácbiện pháp quản lý kịp thời trong việc hướng dẫn tự học, tổ chức hoạt động tựhọc cho học sinh và nâng cao khả năng tự học của họ. Xuất phát từ lý do trên tôi lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp quản lýhoạt động tự học của học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyệnGò Quao” để nghiên cứu.3. Phạm vi và đối tượng của đề tài Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động tự họccủa đội ngũ Ban giám hiệu trong trường PTDTNT huyện Gò Quao. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là biện pháp quản lý hoạt động tự họccủa học sinh ở nội trú trường PTDNT huyện Gò Quao.4. Mục đích của đề tài Đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động tự học đối vớihọc sinh của trường PTDTNT huyện Gò Quao nhằm góp phần nâng cao chấtlượng dạy – học của nhà trường.5. Sơ lược những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu Đề tài góp phần làm rõ thực trạng quản lý hoạt động tự học ở trườngPTDTNT huyện Gò Quao từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm tăngcường quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú.6. Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các biện pháp quản lý hoạt động tự họccủa học sinh trung học, lý luận về tâm lý lứa tuổi, về dự báo quy hoạch pháttriển giáo dục, về tâm lý cán bộ quản lý trung học, các yếu tố ảnh hưởng chiphối nếu xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh. Phát hiện thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh nộitrú: phân tích mặt mạnh, yếu và nguyên nhân thực trạng. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tự học đảmbảo cho bộ máy quản lý của trường PTDTNT hoàn thành mục tiêu của ngành,của trường. Phần nội dung1. Cơ sở lý luận của vấn đề Quản lý hoạt động tự học Khái niệm Tự học là học khi có thầy và cả khi không có thầy, người học biết tự xácđịnh mục tiêu, tự lập kế hoạch, tự đánh giá việc học tập của bản thân. Tự họclà học mà không cần có sự giám sát bên ngoài. Tự học là “tự động học tập”,nó thể hiện tính tự giác, tích cực, tự lực rất cao trong quá trình lĩnh hội kháiniệm khoa học của người học. Như vậy, tự học là tự mình suy nghĩ, tự mình sử dụng kiến thức, kỹ năngđã biết, các năng lực và phẩm chất cùng với cả động cơ tình cảm, nhân sinhquan, thế giới quan của bản thân để chiếm lĩnh một lĩnh vực tri thức, kỹ năngnào đó của nhân loại. Vai trò của tự học Tự học, tự đào tạo là mục đích của quá trình giáo dục – đào tạo, làphương thức tạo ra chất lượng thực sự, lâu bền của quá trình giáo dục – đàotạo. Tự học là cốt lõi của việc học, hễ có học là có tự học, không ai có thểthay đổi người khác được. Khi nói đến học, hàm ý nói đến mối quan hệ giữanội lực của người học và ngoại lực của người dạy, còn khi nói đến tự học thìchỉ xét riêng đến nội lực của người học. Như vậy, hoạt động tự học của học sinh có phạm vi rất rộng, từ tự họctrên lớp dưới sự điều khiển trực tiếp của thầy giáo đến tự học ngoài giờ lênlớp dưới sự điều khiển gián tiếp của thầy giáo và tự học hoàn toàn độc lậpkhông có tổ chức, điều khiển của thầy giáo. Hoạt động tự học là một phần củahoạt động học tập. Do mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của để tài, bản thânchỉ xem xét việc quản lý hoạt động tự học của học sinh trường PTDTNThuyện Gò Quao ngoài giờ lên lớp dưới sự điều khiển gián tiếp của giáo viênvà đặt dưới sự tổ chức quản lý của cán bộ lớp, Đoàn, Đội,… nhằm hoàn thànhmục đích, nhiệm vụ giáo dục – đào tạo của nhà trường. Nội dung quản lý hoạt động tự học Giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò của tự học và thúc đẩy hoạt độngtự học của học sinh. Mọi hoạt động của con người đều có mục đích. Hoạt động tự học củangười học nhằm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: