Danh mục

SKKN: Một số giải pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh thông qua dạy học môn Công nghệ

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 321.01 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (23 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh thông qua dạy học môn Công nghệ” xác định được nội dung cần tích hợp cho học sinh trong quá trình giảng dạy môn Công nghệ phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và vận dụng một cách hợp lý. Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả một cách cụ thể mà không làm mất đi đặc thù của môn học, không làm quá tải nội dung cần giảng dạy. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Một số giải pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh thông qua dạy học môn Công nghệ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨCSỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀHIỆU QUẢ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆI. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN Như chúng ta đã biết, năng lượng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt, đảmbảo cho hoạt động bình thường và phát triển sản xuất; là nhu cầu thiết yếu đểnâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; là nguồn động lực cho pháttriển kinh tế - xã hội. Sự thiếu hụt năng lượng trong một thời gian dài sẽ là nhântố kìm hãm sự phát triển liên tục của nền kinh tế quốc dân, gây hiệu ứng xấu đốivới tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nguồn năng lượng truyền thống cóthể khai thác để cung cấp cho nhu cầu của xã hội không phải là vô tận. Nước Việt Nam chúng ta được thiên nhiên ưu đãi, nên giàu có về tàinguyên năng lượng nhưng thực tế cho thấy khả năng khai thác, chế biến, sử dụngcòn nhiều hạn chế, gây nên sự lãng phí và hiệu quả không cao. Những hạn chế đódo nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do ý thức con người trong việc sử dụng nănglượng còn quá thấp: Từ việc sử dụng các nguồn năng lượng có sẵn đến việc duytrì tái tạo năng lượng ... làm cho nguồn năng lượng đã cạn kiệt lại càng cạn kiệthơn. Tương lai sẽ đi về đâu nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài. Hơn bao giờhết, việc giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng thiết nghĩ là một việclàm cấp bách và thiết thực. Bởi vì, hành động và ứng xử của con người đối vớicác nguồn năng lượng quý giá bị chi phối bởi chính thái độ và nhận thức của họtrong đó giáo dục có vai trò to lớn. Trong Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của Chính phủ về “Sử dụng nănglượng tiết kiệm và hiệu quả” cũng như điều 18 về chương trình mục tiêu quốc giavề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã nêu rõ yêu cầu giáo dục, đào tạo,phổ biến thông tin, tuyên truyền cộng đồng trong lĩnh vực phát triển, thúc đẩy sửdụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường. Trong chương trình mục tiêu quốc gia về “sử dụng năng lượng tiết kiệm vàhiệu quả” theo Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg-CP của Thủ tướng Chính phủ cóđề án thứ ba của Chương trình là: Đưa các nội dung về giáo dục sử dụng nănglượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc gia, trong đó qui định rõ:Xây dựng nội dung, giáo trình, phương pháp giảng dạy lồng ghép các kiến thứcvề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học, phù hợp với từngcấp học, từ tiểu học đến THPT. Giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong phạm vi trườngphổ thông là một quá trình tạo dựng cho học sinh những nhận thức và mối quantâm đối với các nguồn năng lượng (như về các loại năng lượng, ý nghĩa to lớn củanó, tình trạng khai thác sử dụng hiện nay và những nguy cơ làm cạn kiệt cácnguồn năng lượng) sao cho các em có đủ kiến thức, thái độ, động cơ, ý thức và kỹnăng để có thể hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải phápđể sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hiện tại và tương lai. Hiện nay, nội dung về giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượngđã được bước đầu tích hợp vào chương trình cấp THCS. Tuy nhiên, giáo viên cònlúng túng khi dạy học tích hợp do tài liệu hướng dẫn chưa có, đội ngũ giáo viêncòn gặp khó khăn về kiến thức, kỹ năng và thái độ khi dạy học tích hợp. Thực tế trong quá trình giảng dạy môn Công nghệ, tôi thấy đa số học sinhchưa có ý thức trong việc sử dụng năng lượng hợp lý: Từ việc sử dụng điện, quạt,máy vi tính trong giờ học đến việc làm việc theo quy trình trong giờ thực hành,việc bảo vệ môi trường, hay việc đến trường bằng xe máy do người lớn chở ... Đaphần các em đều rất thờ ơ đối với việc tiết kiệm năng lượng, việc này ảnh hưởngxấu đến kinh tế và môi trường. Làm thế nào để phát huy tốt khả năng tự giác, chủ động của các em trongviệc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, xây dựng một ngôi trường “Xanh– Sạch – Đẹp“, góp phần tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường là câu hỏi lớncứ day dứt mãi trong tôi. Bằng tâm huyết nghề nghiệp, với kinh nghiệm đã được tích lũy trong quátrình dạy học và những kiến thức cơ bản về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệuquả đã được nắm bắt, tôi thấy cần phải tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiếtkiệm và hiệu quả vào môn học, qua đó góp phần giáo dục các em ý thức hơn khisử dụng năng lượng trong và ngoài nhà trường một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Với suy nghĩ đó cùng những kết quả bước đầu đạt được khi áp dụng tíchhợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào môn học đã trở thànhđộng lực để bản thân tôi quyết định thực hiện sáng kiến: “Một số giải pháp nângcao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh thông quadạy học môn Công nghệ” với mong muốn góp phần cùng với Nhà trường giáodục cho học sinh có ý thức cao trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệuquả. Điểm mới của sáng kiến này là:- Xác định được nội dung cần tích hợp cho học sinh trong quá trình giảng dạymôn Công nghệ phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và vận dụng mộtcách hợp lý.- Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả một cách cụ thể màkhông làm mất đi đặc thù của môn học, không làm quá tải nội dung cần giảngdạy.- Nâng cao được ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các emngay tại đơn vị cũng như tại gia đình học sinh.I.2. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.- Phạm vi: Học sinh khối 8 trong trường .- Thời gian: Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013. II. PHẦN NỘI DUNGII.1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN CẦN GIẢI QUYẾT. Quá trình dạy học môn Công nghệ ở đơn vị nơi công tác, tôi thấy nổi lênmột thực trạng như sau:- Nhà trường đã tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất trong khả năng có thể đểphục vụ giảng dạy nhưng vẫn không đáp ứng đư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: