Danh mục

SKKN: Một số kinh nghiệm chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào lớp 1

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 476.32 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thực tế cho thấy khi trẻ Mầm non lên học tập ở trường Tiểu học một loạt quan hệ xã hội cần được thay đổi: Quan hệ giữa trẻ với cô được thay thế bằng quan hệ “ thầy - trò”, quan hệ giữa trẻ với trẻ ở trường Mầm non là quan hệ bạn bè cùng chơi nay chuyển sang quan hệ bạn bè cùng học. Vì vậy việc cho trẻ làm quen với hoạt động học tập, với quan hệ xã hội ở trường Tiểu học ngay trong quá trình học tập ở trường Mầm non là rất cần thiết. Mời các thầy cô tham khảo sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào lớp 1 để giúp trẻ tốt hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Một số kinh nghiệm chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào lớp 1MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHUẨN BỊ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI VÀO LỚP 1Háo hức, hồi hộp, lo lắng cho bước khởi đầu không chỉ là tâm trạng của trẻ nhỏ màcòn là mối quan tâm chung của cha mẹ có con chuẩn bị vào đại học chữ to. Tuynhiên, hành trang cho trẻ vào lớp 1 nên nhỏ gọn, để phù hợp với sức vóc củatrẻ mới qua lớp mầm non. Những bài học đầu tiên của trẻ ở trường mầm non là quacác bài đồng dao, bài thơ, bài hát có tiết tấu vui tươi, ngộ nghĩnh, tình cảm, béthích và nhớ nhanh. Trường mầm non là nơi trẻ làm quen với ngôn ngữ văn học,nghệ thuật. Ở trường mầm non, trẻ được học cách hoà đồng với các bạn, biết giữyên lặng trong giờ ngủ trưa, biết cảm ơn, xin lỗi... Những bài học về nền nếp sinhhoạt, sự tự lập và mối quan hệ trong môi trường tập thể sẽ góp phần hình thànhnhân cách của trẻ.Tạm biệt nhé- trường mầm non thân yêu!Thực tế cho thấy khi trẻ Mầm non lên học tập ở trường Tiểu học một loạt quan hệxã hội cần được thay đổi: Quan hệ giữa trẻ với cô được thay thế bằng quan hệ “thầy - trò”, quan hệ giữa trẻ với trẻ ở trường Mầm non là quan hệ bạn bè cùng chơinay chuyển sang quan hệ bạn bè cùng học. Vì vậy việc cho trẻ làm quen với hoạtđộng học tập, với quan hệ xã hội ở trường Tiểu học ngay trong quá trình học tập ởtrường Mầm non là rất cần thiết.Trẻ mẫu giáo đang sống trong một môi trường được sự chăm lo chu đáo của cô vềdạy dỗ, chăm sóc và nuôi dưỡng, được các cô chăm sóc nhiệt tình như người mẹthứ hai. Vì thế chuyển sang lớp 1, sang môi trường hoàn toàn mới lạ khác với môitrường mẫu giáo trẻ sẽ rất bỡ ngỡ, dễ bị hoang mang, lo sợ, dao động về mặt tâmlý, khó tiếp cận và thích nghi ngay được.Chính vì thế nhiệm vụ của giáo viên mầm non là phải tạo cho trẻ mẫu giáo đặc biệtlà trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp 1 để trẻtiếp cận môi trường mới một cách tốt nhất.Xin chia sẻ cùng các đồng nghiệp một số kinh nghiệm chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vào lớp 1.1. Chuẩn bị tốt cho trẻ về thể lựcMột cơ thể khỏe mạnh là tiền đề vật chất giúp cho trẻ phát triển năng lực hoạt độngtrí tuệ ở trường Tiểu học. Thể lực phát triển tốt tạo điều kiện thuận lợi cho sự pháttriển nhân cách.Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng phát triểnchiều cao và trọng lượng cơ thể mà còn là sự chuẩn bị về chất, năng lực làm việcbền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéoléo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan …Thông qua chủ đề “bản thân” giáo viên dạy trẻ hiểu được chức năng, sự cần thiếtcủa việc chăm sóc giữ gìn vệ sinh cơ thể, dạy trẻ nhận biết được bốn nhóm thựcphẩm, biết được lợi ích của bốn nhóm thực phẩm với sức khỏe của bản thân. Chotrẻ biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ chất, sự cần thiết của việc luyện tập thể dụcđối với sức khỏe bản thân.Ngoài việc thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở lớp cần quan tâm đến việcrèn luyện thể chất cho trẻ một cách hợp lý như: Tổ chức cho trẻ thực hiện các nộidung phát triển vận động qua giờ học thể dục ở lớp, giờ tập thể dục buổi sáng, tổchức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian,...2. Phát triển ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ cho trẻNgôn ngữ vừa là phương tiện, vừa là điều kiện để con người hoạt động và giao lưu.Trong hoạt động học tập, ngôn ngữ vừa là công cụ để tư duy, lĩnh hội tri thức, vừanói lên khả năng trí tuệ của con người. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi vừagiúp cho việc phát triển trí tuệ của trẻ, vừa là công cụ để tư duy. Vì vậy việc chuẩnbị cho trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày là việc quantrọng nhất để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc phát triển tốt,thì đồng thời các quá trình tâm lý như tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác…củatrẻ cũng phát triển tốt.Ngay từ đầu năm học giáo viên phải xây dựng kế hoạch rèn luyện và phát triểnngôn ngữ cho trẻ một cách thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạtđộng như: Thông qua trò chuyện, giao tiếp thường ngày, thông qua các hoạt độnghọc tập nhất là hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học: đọc thơ, đồngdao, kể lại chuyện… nhằm cung cấp cho trẻ vốn từ phong phú về thế giới xungquanh, phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc. Tạo điều kiện cho trẻ diễn đạt một cáchrõ ràng nguyện vọng của mình, uốn nắn kịp thời ngôn ngữ của trẻ.VD: Qua câu chuyện “ Cây tre trăm đốt” cô đặt câu hỏi cho trẻ hiểu được nội dungchuyện:Các con thấy anh nông dân là người như thế nào?Lão nhà giàu là người như thế nào?Qua câu chuyện này, con học được ở anh nông dân đức tính gì?Sau khi trẻ đã nắm được nội dung câu chuyện, cô giáo hướng dẫn và cho trẻ kể lạinội dung chuyện cô vừa kể, tập cho trẻ kể chuyện sáng tạo qua tranh,...3. Trang bị cho trẻ những hiểu biết về thế giới xung quanhNhững hiểu biết về thế giới xung giúp cho trí tuệ và đạo đức của trẻ phát triển. Dođó để trang bị cho trẻ những hiểu biết về thế giới xung ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: