Danh mục

SKKN: Một số kinh nghiệm khi dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 375.50 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để đạt được kết quả mong đợi đối với trẻ mẫu giáo lớn theo yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non thì việc tổ chức cho trẻ làm quen với chữ viết không chỉ thực hiện trong giờ cho trẻ làm quen với chữ cái mà phải được tích hợp trong nhiều hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, trong môi trường giáo dục trẻ. Xin mời các thầy cô tham khảo sáng kiến kinh nghiệm về một số kinh nghiệm khi dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Một số kinh nghiệm khi dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết MỘT SỐ KINH NGHIỆMKHI DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5 TUỔI LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾTViệc hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non giúp trẻ có công cụđể giao tiếp, tư duy; giúp trẻ phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lý khác ởtrẻ. Hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết trong Chương trình Giáo dụcmầm non là một hoạt động quan trọng giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển ngônngữ tiền đọc viết.Thực tiễn cho thấy việc dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết còn gặpnhiều khó khăn, đặc biệt đối với giáo viên dạy trẻ ở vùng dân tộc thiểu số, khảnăng hiểu và sử dụng tiếng Việt của trẻ trong đời sống hàng ngày còn hạn chế.Để đạt được kết quả mong đợi đối với trẻ mẫu giáo lớn theo yêu cầu củachương trình giáo dục mầm non thì việc tổ chức cho trẻ làm quen với chữ viếtkhông chỉ thực hiện trong giờ cho trẻ làm quen với chữ cái mà phải được tíchhợp trong nhiều hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, trong môi trườnggiáo dục trẻ. Xin chia sẻ cùng các đồng nghiệp một số kinh nghiệm khi tổchức cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết.1. Khảo sát kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của trẻĐể xác định thực trạng về kỹ năng nghe, nói, đọc , viết của trẻ, ngay từđầu năm học, giáo viên tiến hành khảo sát, đánh giá nhằm xây dựng kế hoạch,xác định các phương pháp, biện pháp tác động phù hợp với từng trẻ. Tiếnhành khảo sát nên thực hiện thông qua các hoạt động có chủ định và qua cáchoạt động hàng ngày (hoạt động góc, hoạt động chiều, …) một cách linh hoạt,nhẹ nhàng, tránh tạo tâm lý căng thẳng cho trẻ. Các kỹ năng cần lưu ý là:- Kĩ năng nghe: Trẻ nghe được các âm thanh, ngữ điệu, giọng nói khác nhau;độ to, nhỏ, nhanh, chậm của giọng nói, giọng đọc, các từ khái quát, từ tráinghĩa; nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu ghép, thơ, truyện, ca dao, đồngdao, tục ngữ... phù hợp với độ tuổi; nghe và làm theo từ 2 -3 lời chỉ dẫn liêntiếp.- Kỹ năng nói: Trẻ có nói lắp, nói ngọng không? Trẻ có nói đủ câu, nói cómạch lạc không? Trẻ có biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và kinh nghiệm của bảnthân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau không? Biết trảlời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: Tại sao? Có gì giống nhau? Có gìkhác nhau? Do đâu mà có? Đặt các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Làm gì?Sử dụng các từ biểu cảm, có hình ảnh. Trẻ tự tin khi giao tiếp không? Nói vàthể hiện, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếpnhư thế nào ?...- Kỹ năng đọc: Trẻ có biết cách giở sách, có biết đọc từ trái sang phải, từ trênxuống dưới? Có biết kể lại chuyện không? Có biết đọc diễn cảm bài thơkhông? Tư thế ngồi đọc ngay ngắn, đọc ngắt nghỉ sau các dấu; phân biệt phầnmở đầu, kết thúc của sách; đọc truyện qua các tranh vẽ; giữ gìn, bảo quản sáchcẩn thận.- Kỹ năng viết: Trẻ có biết cầm bút đúng cách không? Có biết tô trùng khớplên các nét không? Tư thế ngồi viết ngay ngắn không ? Làm quen với cáchviết tiếng Việt: Hướng viết từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới,hướng viết của các nét chữ.2. Tạo môi trường chữ viết phong phúMôi trường giáo dục trong lớp có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục trẻ. Đểtrẻ được làm quen với chữ ở mọi góc trong và ngoài lớp, cô giáo cần tạo môitrường chữ viết phong phú, hấp dẫn trẻ.Các góc chơi nên dành không gian cho việc trưng bày các sản phẩm của trẻ.Riêng góc học tập, số lượng và chủng loại sách được lựa chọn phù hợp với trẻ,luôn dành các mảng tường mở với các bài tập sáng tạo, tái tạo để cho trẻ đượclàm các bài tập theo khả năng, sở thích của mình; trẻ tự in, tô vẽ các chữ đãhọc, được tự ghi tên mình, tự vẽ các câu chuyện theo trí tưởng tượng sáng tạovà kể cho các bạn nghe.Việc tạo môi trường trong lớp nên bám sát nội dung giáo dục của các chủ đềsẽ tạo điều kiện cho giáo viên trong việc tận dụng môi trường để tổ chức cáchoạt động giáo dục trẻ.Môi trường ngoài lớp học như: Tranh tuyên truyền, cây cối, đồ chơi ngoài trời,bậc cầu thang lên xuống, ... có gắn các chữ cái cũng là điều kiện cho trẻ đượccủng cố, khắc sâu về chữ viết và mở rộng vốn từ.Tạo môi trường chữ cái trong lớp3. Dạy trẻ làm quen với chữ viết ở mọi lúc, mọi nơiTrẻ mầm non với đặc thù Học bằng chơi, chơi mà học nên việc giáo dục trẻkhông chỉ chú trọng vào hoạt động học mà các hoạt động khác đều có thể giúptrẻ làm quen, củng cố, mở rộng kiến thức, kỹ năng đã học. Ví dụ:- Giờ đón, trả trẻ: Có thể gắn ảnh có tên của trẻ, cho trẻ gắn thứ ngày tháng,xem tranh ảnh, đọc đồng dao...- Giờ hoạt động có chủ đích: Với tất cả các hoạt động học ở các lĩnh vực giáodục khác, nếu có thể, đều lồng ghép thêm các chữ cái.- Giờ hoạt động góc: Các góc chơi đều có môi trường chữ cho trẻ tự tìm hiểunhư làm các bài tập gắn, đính, viết và gài chữ theo mẫu,…- Giờ hoạt động ngoài trời: Cho trẻ xếp sỏi, hột, hạt thành các chữ cái...- Giờ ăn: Giải thích các món ăn, nhận khăn có thêu tên trẻ...- Giờ ngủ: Trước khi ngủ có thể mở nhạc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: