Danh mục

SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 650.30 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài góp phần khắc phục được hạn chế về cách viết một đoạn văn ngắn với câu văn cộc lốc, không đúng ngữ pháp, hay câu văn không rõ ràng, sự sắp xếp các câu văn không lôgíc.... Góp phần vào đổi mới cách dạy tiếng Việt, giúp học sinh có kĩ năng viết đoạn văn ngắn trong phân môn Tập làm văn lớp 2 theo hướng phát huy tính cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Từ cách đổi mới phương pháp dạy của thầy góp phần đổi mới cách học của trò. Phát huy hết khả năng tự phát hiện của học sinh thông qua cách tổ chức câu, ý sao cho lôgíc, cách sử dụng từ chính xác và hay khi viết. Mời quý thầy cô và các em tham khảo sáng kiến trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN MỸ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐề tài: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 Họ và tên: Lương Thị Hoài Thu Đơn vị: TH Trung Hưng - Yên Mỹ - Hưng Yên Năm học 2012 - 2013 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I –LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI1-Cơ sở khoa học Giáo dục có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triểncủa một dân tộc cũng như toàn thể nhân loại. Giáo dục tác động đến cấu trúcxã hội, đến các bộ phận đồng thời giáo dục là động lực thúc đẩy sự phát triểnkinh tế xã hội. Vì thế từ trước đến nay Đảng và nhà nước ta đặc biệt quantâm đến công tác giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu để xây dựngvà phát triển đất nước. Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới với quyết tâm công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu “ Dân giàu nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Để thực hiện được điều đó đòihỏi mỗi chúng ta phải có một nguồn lực, vừa có tài, vừa có đức, vừa có trithức cuộc sống. Nơi tạo ra những nền móng vững chắc cho quá trình học tậpcủa mỗi con người chính là trường Tiểu học. Muốn vậy đòi hỏi nhà trườngphải không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Việc nâng cao chất lượngdạy học trong các nhà truờng nói chung và trường Tiểu học nói riêng là vấnđề trọng tâm của hoạt động giáo dục trong nhà trường.Vì đây là cấp học nềnmóng: “Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốcdân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí đức, thẩm mĩvà thể chất cho trẻ em nhằm hình thành cho học sinh nhân cách con ngườiViệt Nam xã hội chủ nghĩa”. Trong các mặt giáo dục ở Tiểu học thì TiếngViệt là công cụ giúp các em giao tiếp, nhận biết được vốn kiến thức của nhânloại thành trí thức của riêng mình. Thông qua Tiếng Việt giúp các em nhậnthức được các môn học khác. Chẳng hạn, muốn giải một bài toán thì điều đầutiên là các em phải đọc đầu bài sau đó bằng tư duy sự hiểu biết về môn học,các em trình bày bài giải qua nói, viết, giúp cho người khác hiểu được bàilàm của mình. 2- Cơ sở lý luận Bước vào kỉ nguyên mới, đất nước ta có nhiều đổi mới, đổi mới vềkinh tế, xã hội, giáo dục,… Sự phát triển giáo dục của nước ta tăng nhanhgiúp cho những chủ nhân tương lai của đất nước luôn được phát triển toàndiện, đầy đủ về năng lực, trí tuệ, tính cách. Qua việc nắm bắt các kiến thức,tri thức khoa học ban đầu để từ đó hình thành nên những kĩ năng cần thiếtcủa cuộc sống, hành động đúng cho bản thân. Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọngđối với học sinh bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thứccần thiết trong giao tiếp hàng ngày. Nó giúp các em phát triển toàn diện, hìnhthành ở các em những cơ sở của thế giới khoa học, góp phần rèn luyện tríthông minh, hình thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con ngườimới. Dạy học Tiếng Việt là dạy học tiếng mẹ đẻ. Dạy học Tiếng Việt giúpcác em hình thành 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Tập làmvăn trong môn Tiếng Việt hội tụ đủ cả 4 kĩ năng trên. Nó là phân môn tổnghợp toàn bộ kiến thức đã học ở trong tuần từ các phân môn: Tập đọc, Tậpviết, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu. Đối với học sinh lớp 2 thì đâylà một phân môn khó. Bởi ở lứa tuổi của các em, vốn kiến thức và hiểu biếtcòn hạn hẹp. Bên cạnh đó, còn có một số khó khăn khách quan như điều kiệnhoàn cảnh sống của học sinh ở địa bàn dân cư lao động nghèo, gia đìnhkhông có điều kiện quan tâm đến các em, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việctiếp thu kiến thức khá chậm, học sinh nghèo vốn từ ngữ,…. Điều này ảnhhưởng đến việc học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói riêng.Vớimục tiêu rèn học sinh ở cả bốn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết trong đó kĩnăng viết “một đoạn văn ngắn là yêu cầu cơ bản khá trọng tâm ở phânmôn Tập làm văn lớp 2. 3 - Cơ sở thực tiễn Quá trình dạy học là một quá trình tư duy sáng tạo - người giáo viên làmột kĩ sư của tâm hồn, hơn nữa còn là một nhà nghệ thuật. Và việc dạy họcngày nay luôn dựa trên cơ sở phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.Chính vì thế, nó đòi hỏi người giáo viên phải luôn có sự sáng tạo, tự cải tiếnphương pháp dạy học của mình nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học.Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cáchcủa trẻ, cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết. Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kĩnăng nói và viết. Thế nhưng hiện nay, đa số các em học sinh lớp 2 đều rất sợhọc phân môn Tập làm văn vì không biết nói gì? Viết gì? Ngay cả bản thângiáo viên đôi khi cũng không tự tin lắm khi dạy phân môn này so với cácmôn học khác. Trong chương trình Tập làm văn lớp 2, ngay từ đầu năm học, các emđược làm quen với đoạn văn và được rèn kĩ năng viết ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: