Danh mục

SKKN: Một số kinh nghiệm trong giảng dạy văn bản Nhật dụng ở trường THCS

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 630.08 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để đưa ra hướng giải quyết một số khuất mắc về kiến thức và phương pháp dạy học, từ đó có thêm kinh nghiệm để dạy tốt phần văn bản Nhật dụng, đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình Ngữ văn THCS hiện nay. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số kinh nghiệm trong giảng dạy văn bản Nhật dụng ở trường THCS”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Một số kinh nghiệm trong giảng dạy văn bản Nhật dụng ở trường THCS SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢNGDẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG Ở TRƯỜNG THCS A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận “Văn học là nhân học”.Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và trongsự phát triển tư duy của con người. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọngtrong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời là mônhọc thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn họckhác. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khácvà ngược lại cácmôn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đạt ra yêu cầu tăng cườngtính thực hành giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sứcphong phú, sinh động của cuộc sống. Những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS và việc xây dựng chương trìnhbiên soạn lại SGK các môn học theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập củahọc sinh đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn THCS được xây dựng theo tinh thầntích hợp. Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng vớikiểu văn bản là thể loại tác phẩm chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch sử vănhọc về nội dung. Ngoài yêu cầu về tính tư tưởng, phù hợp với tâm lý lứa tuổiTHCS còn có nội dung là tính cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lạinhững vấn đề quen thuộc, gần gũi hàng ngày, vừa có tính lâu dài mà mọi người đềuquân tâm đến. Văn bản Nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS mang nội dung “gầngũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hộihiện đại”, hướng người học tới những vấn đề thời sự hằng ngày mà mỗi cá nhân,cộng đồng đều quan tâm như môi trường, dân số, sức khoẻ cộng đồng quyền trẻem... Do đó những văn bản này giúp cho người dạy dễ dàng đạt được mục tiêu:tăng tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn bài học với thực tiễn. Xuất phát từ thực tế đó tôi muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn để trang bịcho mình PPDH có hiệu quả những văn bản nhật dụng. 2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ học những môn xã hội nói chung,môn Ngữ văn nói riêng. Cũng chính vì thế mà chất lượng học văn có chiều hướnggiảm sút. Học sinh không say mê, yêu thích môn học mà say mê vào những mônmang xu hướng thời cuộc như tiếng Anh, Tin học .... Chính vì thế lại càng đòi hỏingười Giáo viên đặc biệt là Giáo viên Ngữ văn phải tạo được giờ học thu hút họcsinh, làm cho học sinh mong chờ đến giờ học. Điều này đòi hỏi người giáo viênphải có tâm huyết với nghề nghiệp, tìm ra được những thuận lợi - khó khăn tronggiờ học để kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm cho mình. Chương trình SGK THCS đưa vào học một số văn bản mới, đó là văn bảnNhật dụng. Văn bản này chiếm số luợng không nhiều (chỉ chiếm 10% trong chươngtrình SGK THCS), nhưng trước đó lí luận dạy học chưa từng đặt vấn đề PPDH vănbản nhật dụng. Cho nên giờ giảng dạy và học tập văn bản nhật dụng gặp không ítkhó khăn. Nhiều ý kiến cho rằng: “chất văn” trong văn bản nhật dụng không nhiều,nếu không chú ý dễ biến giờ Ngữ văn thành bài thuyết minh về một vấn đề lịch sử,sinh học hay pháp luật, dẫn đến hiệu quả các tiết dạy học các loại văn bản này chưacao. Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn thay sách 7 năm,tôi nhận thấy mình và các đồng nghiệp còn bộc lộ rất nhiều hạn chế cả về phươngpháp và kiến thức, nhất là phương pháp dạy các văn bản Nhật dụng. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Một sốkinh nghiệm trong giảng dạy văn bản Nhật dụng ở trường THCS” để góp phầnnâng cao hiệu quả giờ dạy văn bản Nhật dụng và để học sinh yêu thích giờ họcvăn. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đưa ra hướng giải quyết một số khuất mắc về kiến thức và phương pháp dạyhọc, từ đó có thêm kinh nghiệm để dạy tốt phần văn bản Nhật dụng, đáp ứng nhucầu đổi mới chương trình Ngữ văn THCS hiện nay. 1. Thời gian-địa điểm: a/ Thời gian: Bắt đầu nghiên cứu tháng 9/2009 Hoàn thành tháng 3/2010 b/ Địa điểm: Trường THCS Thị Trấn Ba Tơ. 2. Những đóng góp về mặt lý luận, về mặt thực tiễn - Về lí luận: Sáng kiến kinh nghiệm của tôi góp phần tìm hiểu, nghiên cứusâu hơn và bổ sung thêm lí luận về phương pháp dạy học văn bản Nhật dụng. -Về thực tiễn: Ngoài ra nó có thể là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ choviệc giảng dạy trong trường THCS. B. PHẦN NỘI DUNG I. CHƯƠNG 1: NHẬN XÉT CHUNG 1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu về vấn đề này đó là cuốn : “Dạy học văn bản Ngữ văn THCStheo đặc trưng phương thức biểu đạt” của tác giả Trần Đình Chung. Ngoài ra còncó một số định hướng dạy học trong SGV Ngữ văn 6,7,8,9. Qua những tài ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: