Danh mục

SKKN: Một vài kinh nghiệm giảng dạy trong một tiết dạy Hoá học 8 có sử dụng thí nghiệm biểu diễn nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 400.62 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến “Một vài kinh nghiệm giảng dạy trong một tiết dạy Hoá học 8 có sử dụng thí nghiệm biểu diễn nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh” tìm hiểu nội dung các bài học trong chương trình Hoá học 8, sử dụng tốt những thí nghiệm biểu diễn trong các tiết dạy sao cho phù hợp với nội dung của bài và đưa ra những phương pháp dạy học theo hướng tích hóa hoạt động học tập của học sinh để quá trình dạy và học đạt hiệu quả cao hơn. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Một vài kinh nghiệm giảng dạy trong một tiết dạy Hoá học 8 có sử dụng thí nghiệm biểu diễn nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT VÀI KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY TRONG MỘT TIẾT DẠY HOÁ HỌC 8 CÓ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH 1/ PHẦN MỞ ĐẦU 1.1/ Lý do chọn sáng kiến: Trong quá trình đổi mới sách giáo khoa, cùng với sự thay đổi phươngtiện dạy học thì đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là mộttrong những vấn đề quan trọng và được đặt lên hàng đầu. Cũng như các bộ môn khoa học khác, để dạy và học tích cực môn Hoáhọc phải dựa trên quan điểm lấy học sinh làm trung tâm cho cả quá trình dạyhọc. Muốn vậy giáo viên phải vận dụng tốt những phương pháp dạy học tíchcực. Vì môn Hoá học là môn khoa học thực nghiệm nên việc sử dụng thínghiệm Hoá học để dạy học tích cực đó cũng là phương pháp đặc thù của bộmôn. Đối với bộ môn Hoá học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọngtrong nhận thức, phát triển, giáo dục như một bộ phận không thể tách rời củaquá trình dạy- học. Người ta coi thí nghiệm là cơ sở của việc học Hoá học vàđể rèn kĩ năng thực hành. Thông qua thí nghiệm sẽ tạo được hứng thú chohọc sinh, từ đó học sinh nắm được kiến thức vững chắc và sâu sắc hơn. Thí nghiệm hoá học còn có tác dụng giúp phát triển tư duy của họcsinh, học sinh tiếp cận với thế giới quan duy vật biện chứng đồng thời củngcố niềm tin khoa học, giúp hình thành những kỷ năng trong học tập như:Thận trọng, ngăn nắp, trật tự, gọn gàng…Đặc biệt với việc thay đổi nội dungchương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới theo hướng tíchcực hoá hoạt động của học sinh như hiện nay thì thí nghiệm càng được coitrọng, nhất là các thí nghiệm được tiến hành thực hiện bằng phương phápnghiên cứu (học sinh nghiên cứu thí nghiệm do giáo viên biểu diễn hoặcnhóm học sinh tự nghiên cứu thí nghiệm để rút ra được kiến thức cần lĩnhhội). Vì vậy, để làm tốt điều này thì người giáo viên cần có kinh nghiệm vàbiết sử dụng thí nghiệm sao cho phù hợp với nội dung kiến thức và mục tiêucủa bài học nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của họcsinh. Bên cạnh đó, khi giáo viên tiến hành thực hiện các thí nghiệm biểudiễn thì phải đảm bảo các thí nghiệm đó thành công ở mức cao nhất. Sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực có những mức độ khác nhau.Tuỳ theo mức độ mà thí nghiệm đó có thể là do học sinh tự thực hiện hoặcgiáo viên biểu diễn thí nghiệm để học sinh quan sát, mô tả hiện tượng, giảithích và viết các phương trình hoá học. Từ đó, học sinh rút ra nhận xét vềtính chất hoá học, qui tắc, định luật….Trong chương trình hoá học 8 cónhiều tiết giáo viên cần tích cực sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong việcgiảng dạy thì tiết học mới đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, hiện nay được sựhỗ trợ của công nghệ thông tin nên không ít giáo viên đã lạm dụng các thínghiệm ảo, các thí nghiệm có sẳn trên máy nên việc phát huy tính chủ độngsáng tạo trong học tập của học sinh củng có phần hạn chế. Từ những lý do trên bản thân chọn và nghiên cứu sáng kiến: “ Một vàikinh nghiệm giảng dạy trong một tiết dạy Hoá học 8 có sử dụng thínghiệm biểu diễn nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh” vớimong muốn thông qua thí nghiệm biểu diễn giáo viên có thể phát huy đượcnăng lực nhận thức của học sinh một cách toàn diện hơn, học sinh dễ dàngnắm bắt kiến thức, hiểu sâu, nhớ kỷ và vận dụng tốt vào thực tế. Đồng thờilàm cho tiết học sinh động, học sinh yêu thích bộ môn hơn. Điểm mới của sáng kiến: Tìm hiểu nội dung các bài học trong chươngtrình Hoá học 8, sử dụng tốt những thí nghiệm biểu diễn trong các tiết dạysao cho phù hợp với nội dung của bài và đưa ra những phương pháp dạy họctheo hướng tích hóa hoạt động học tập của học sinh để quá trình dạy và họcđạt hiệu quả cao hơn. 1.2/ Phạm vi áp dụng của sáng kiến: Một số bài dạy có sử dụng thínghiệm biểu diễn ở bộ môn Hóa học lớp 8. 2/ PHẦN NỘI DUNG 2.1/ Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu: Trong thực tế hiện nay, nói đến truyền thụ kiến thức cho học sinh ngườita nghĩ ngay đến hoạt động của giáo viên. Thực tế trong dạy học, việc dùngngôn ngữ và dùng phương tiện trực quan, thực hành liên hệ khăng khích vớinhau. Những nghiên cứu về tâm lý cho thấy: Thực nghiệm được chứng minhbằng những điều tai nghe mắt thấy có thể giúp học sinh tìm tòi và sáng tạohơn. Đối với học sinh, biết vận dụng kiến thức lý thuyết để giải quyết cáctình huống nảy sinh trong thực tế để tạo dựng mối quan hệ học đi đôi vớihành. Qua tìm hiểu và dự giờ một số tiết của giáo viên giảng dạy bộ môn Hóahọc thì thấy rằng, việc sử dụng các thí nghiệm biểu diễn, các thí nghiệm thựchành vẫn còn hạn chế mà nguyên nhân là do giáo viên đã lạm dụng côngnghệ thông tin vào trong giảng dạy vì ngại khó, ngại khổ, ngại hóa chất nênsử dụng các thí nghiệm ảo hoặc các thí nghiệm có sẵn trên máy chiếu. Cónhiều tiết ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: