Danh mục

SKKN: Một vài kinh nghiệm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 309.95 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến kinh nghiệm về một vài kinh nghiệm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, các giáo viên và học sinh có thể xây dựng mối quan hệ thân thiện, phát huy vai trò tích cực của học sinh thể hiện tinh thần hứng thú, tự giác, tự tin chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập và rèn luyện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Một vài kinh nghiệm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực MỘT VÀI KINH NGHIỆMXÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC ĐẶT VẤN ĐỀTrường Tiểu học Hoàng Văn Thụ đã được UBND Tỉnh Thái Nguyên công nhận trường tiểu họcđạt chuẩn Quốc Gia mức độ 2. Song trường đạt chuẩn quốc gia là nhà trường đạt các tiêu chuẩnvề tổ chức quản lí, về đội ngũ giáo viên, về cơ sở vật chất - thiết bị trường học, về xã hội hóagiáo dục, về chất lượng và hiệu quả giáo dục phù hợp với một giai đoạn nhất định. Để xây dựngnhà trường thực sự là điểm đến của các thế hệ học trò và niềm tin gửi gắm chăm sóc dạy giỗ conem của các bậc cha mẹ học sinh, là một Hiệu trưởng của nhà trường tôi luôn trăn trở, cố gắng đổimới phương pháp quản lý và đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng môi trường thân thiện, mongmuốn mỗi ngày trẻ đến trường phải thực sự là một ngày vui, các mối quan hệ trong nhà trườngphải thật sự thân thiện, mọi thành viên đều bình đẳng đoàn kết chan hoà. Đúng thời gian ấy cùng với các cuộc vận động “ Hai không”, “ Mỗi thầy cô giáo là một tấmgương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “ học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh”, BộGD&ĐT còn phát động phong tràp thi đua: “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”trong giai đoạn 2008 - 2013 nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục toàndiện cho học sinh, thế là ý tưởng, niềm đam mê trong tôi lại bùng cháy, tôi đã tìm tòi học hỏi quasách báo, qua tài liệu, qua kinh nghiệm trường bạn, qua mạng... để triển khai có hiệu quả phongtrào thi đua này trong nhà trường. Từ ý nghĩa thiết thực của việc“Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực” Như vậy, với vai trò của người hiệu trưởng tôi rất tâm đắc với phongtrào thi đua này và luôn cố gắng: Quyết tâm xây dựng môi trường sư phạm thân thiện trong mốiquan hệ giữa quản lý với giáo viên; giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữagiáo viên với quản lý với nhân viên, với cha mẹ học sinh; giữa nhà trường với gia đình học sinh,cộng đồng và các hành vi thân thiện với môi trường, với thiên nhiên của thầy và trò. Phát huy vaitrò tích cực của học sinh thể hiện tinh thần hứng thú, tự giác, tự tin chủ động, sáng tạo trong quátrình học tập và rèn luyện. Đặc biệt quan tâm đến giáo kỹ năng sống và giáo dục đạo đức cho họcsinh trong nhà trường. Bằng kinh nghiệm thực tế đã làm ở trường tiểu học Hoàng Văn Thụ tronghai năm qua, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ trong việc thực hiện phong trào nàyvới nhan đề: “ Một vài kinh nghiệm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.1.Mục đích: Mục đích của đề tài này tôi chỉ có mong muốn là đưa ra các kinh nghiệm thực tế mà tôi đã thựchiện; những kết quả đã thu được qua phong tràothi đua “ Xây Dựng trường học thân thiện họcsinh tích cực” ở trường tiểu học Hoàng Văn Thụ để cùng trao đổi, nhân rộng những việc làm cóhiệu quả thiết thực, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.2.Tính cấp thiết :Hiểu và xác định được tầm quan trọng của phong trào thi đua này tôi thấy: Nếu tổ chức tốt phongtrào thi đua “ Xây Dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong các nhà trường sẽ manglại hiệu quả cao trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp trẻ ham thích đến trường, yêutrường, yêu lớp, yêu thầy cô, bạn bè, được bộc lộ những tài năng của mình, tự tin vươn lên trongcuộc sống. Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khiviệc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệmcủa chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt độngtập thể vui mà học. Làm cho trẻ thực sự: yêu thầy cô, bè bạn, coi trường lớp của mình như mộtgia đình lớn. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh.Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiếnthức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyệnkỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìmhiểu, khám phá, sáng tạo. Với cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực”, các thế hệ học sinh năng động, tích cực dưới sự dạy dỗ của các thầy cô giáo được học tậptrong môi trường trường học thân thiện, sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đấtnước.Vì đầu tư cho trẻ là phát triển bền vững nhất.3. Phạm vi nghiên cứu: Ngay từ năm học 2008- 2009 khi Bộ GD&ĐT phát động tôi đã quan tâm triển khai tích cựcphong trào thi đua “ Xây Dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.- Phạm vi nghiên cứu: qua các hoạt động của nội , ngoại khoá của trường tiểu học Hoàng VănThụ.- Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ giáo viên, Phụ huynh học sinh, học sinh nhà trường tiểu họcHoàng Văn Thụ .-Cách tiếp cận Bằng thực tế kinh nghiệm của bản thân trong việc chỉ đạo thực hiện phong trào, bằng ki ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: