Danh mục

SKKN: Nâng cao vai trò hoạt động của Chi bộ và các tổ chức Đoàn thể trong trường THPT Trần Phú

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.69 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vai trò hoạt động của Chi bộ và các Đoàn thể trong nhà trường là rất quan trọng. Nó sẽ xác định phương hướng, mục tiêu giáo dục và thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra phù hợp với xu thế chung của đất nước và thực tiễn địa phương. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Nâng cao vai trò hoạt động của Chi bộ và các tổ chức Đoàn thể trong trường THPT Trần Phú”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Nâng cao vai trò hoạt động của Chi bộ và các tổ chức Đoàn thể trong trường THPT Trần Phú SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO VAI TRÒ HOẠT ĐỘNGCỦA CHI BỘ VÀ CÁC TỔ CHỨC ĐOÀNTHỂ TRONG TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trường THPT Trần Phú là một trong hai trường THPT công lập của Thị xãLong Khánh. Nhà trường có qui mô vừa, với 21 lớp, gần 900 học sinh, 57 CB-GV-CNV. So với các trường THPT trong Thị xã Long Khánh thì chất lượng dạyvà học của trường THPT Trần Phú xếp ở top thấp nhất. Kết quả thi tốt nghiệp phổthông năm học 2009-2010 là 83,16% (thấp hơn tỉ lệ tốt nghiệp phổ thông bìnhquân của tỉnh). Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng vươn lên trong giảng dạy và giáodục toàn diện học sinh, nhưng kết quả đào tạo, tỉ lệ thi tốt nghiệp phổ thông vẫnchưa cao. Một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng chưa cao, đó là hoạtđộng của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường chưa thực sự tập trung vào việcnâng cao chất lượng giáo dục. Trong hoạt động của Chi bộ, tính tiên phong gươngmẫu của mỗi Đảng viên chưa cao, hiệu quả công tác của một số đồng chí thấphơn quần chúng. Việc xây dựng nghị quyết còn mang tính hình thức. Công tácphân loại Đảng viên cuối năm vẫn còn cả nể, chưa kiên quyết. Tổ chức công đoàntrường chưa thực sự là “đòn xeo của chuyên môn”. Hoạt động của tổ chức Đoànchưa thu hút thanh niên tham gia do chưa tổ chức được các phong trào vừa phùhợp với tuổi trẻ hoạt động, vừa giúp đoàn viên thanh niên nâng cao kết quả họctập. Thực tiễn những năm qua đối với các trường THPT, nơi nào có vai trò hoạtđộng của các tổ chức như Chi bộ, Công Đoàn, Đoàn thanh niên hoạt động tốt cóchất lượng, thì nơi đó có phong trào dạy và học được nâng lên như các trườngTHPT Long Khánh, THPT Thống Nhất A, THPT Ngô Quyền…. . Với trách nhiệm của mình là Bí thư chi bộ và Hiệu trưởng nhà trường, tôisuy nghĩ phải tìm ra các giải pháp và biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượngdạy và học của nhà trường. Chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao vai tròhoạt động của Chi bộ và các tổ chức Đoàn thể trong trường THPT Trần Phú”cũng không nằm ngoài mục đích trên. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI1. Cơ sở lý luận Trong xu thế mở của giáo dục hiện đại, những kiến thức mang tính hàn lâmqua bài giảng của các thầy cô giáo là yếu tố “cần” song chưa “đủ” đối với côngtác giáo dục toàn diện ở nhà trường THPT. Giáo sư Hòang Tụy, khi nhìn lại hệthống giáo dục Việt Nam, cho rằng, đã xuất hiện những dấu hiệu “khủng hoảng”,từ chỗ trước đây dù sao cũng là sự nghiệp toàn dân, là “bông hoa của chế độ”,nay giáo dục đã dần dần mất phương hướng, không còn rõ giáo dục cho ai, vì ai,để làm gì. Giữa mục tiêu lý thuyết và thực tiễn thực hiện tồn tại khoảng cách ngàycàng gia tăng, có nguy cơ đẩy giáo dục xa rời lý tưởng công bằng, dân chủ, vănminh mà xã hội đang hướng tới. Giáo sư cho rằng, giáo dục lại quá thực dụngthiển cận, thiên về triết lý “mì ăn liền” mà coi nhẹ những vấn đề có ý nghĩa cơbản suốt đời cho mỗi người như: hình thành nhân cách, rèn luyện năng lực tư duy,khả năng cảm thụ. Coi nhẹ kỹ năng lao động, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp,đức tính trung thực, năng lực sáng tạo, trí tưởng tượng, là những đức tính thời nàocũng cần nhưng đặc biệt thời nay càng cần hơn bao giờ hết. Ở trong nhà trường THPT, chi bộ có vai trò lãnh đạo mọi mặt hoạt độngcủa nhà trường, nhưng trước hết và quan trọng nhất là lãnh đạo các Đoàn thể. Bởivì, ví như trong cơ thể một con người, nếu Chi bộ là cái đầu, thì các Đoàn thểchính là tay, chân. Chi bộ muốn nghị quyết đi vào thực tiễn thì phải có các Đoànthể đứng ra tổ chức thực hiện. Vì vậy, vai trò hoạt động của Chi bộ và các Đoànthể trong nhà trường là rất quan trọng. Nó sẽ xác định phương hướng, mục tiêugiáo dục và thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra phù hợp với xu thế chung của đấtnước và thực tiễn địa phương.2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Làm tốt công tác cán bộ: Chọn lựa trong số cán bộ, giáo viên của nhà trường, những đồng chí cóchuyên môn giỏi, có ý thức, trách nhiệm, nhiệt tình với công việc cao, có uy tínđối với học sinh và đồng nghiệp, giới thiệu đứng đầu và đảm trách trong các tổchức đoàn thể như: Công đoàn, Đoàn thanh niên…Tìm hiểu dư luận và nhiềunguồn kênh khác nhau để giới thiệu người đứng đầu và đảm trách Ban đại diệnCha Mẹ học sinh. Lãnh đạo đại hội công đoàn bầu vào BCH Công đoàn những người có đủtiêu chuẩn do chi bộ giới thiệu. Phân công đồng chí có uy tín trước tập thể sưphạm, có điều kiện công tác để phụ trách Chủ tịch Công đoàn. Chỉ đạo đại hội Đoàn trường, cơ cấu BCH hợp lý, phân công đồng chí cónăng lực tập hợp thanh niên, am tường công tác hoạt động Đoàn. Giới thiệu các ông (bà) cha, mẹ học sinh, có điều kiện về sức khỏe, thờigian, lòng nhiệt tình với sự nghiệp giáo dục để bầu vào Ban đại diện Cha Mẹ họcsinh. Sau đó, chọn người đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Ban đại diện. Kết quả là trong năm học vừa qua, các tổ chức Đoàn thể này đã lựa chọnđược những người xứng đáng đảm trách các vị trí chủ chốt trong các đoàn thể nhàtrường, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010-2011 Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ:2.2.1. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị: Hiệu trưởng nhà trường kiêm Bí thư Chi bộ, thông qua các cuộc họp Chibộ, xây dựng nghị quyết hàng tháng. Sau khi Chi bộ ra nghị quyết, tổ chức triểnkhai thực hiện. Tùy theo nhiệm vụ từng tháng cụ thể trong năm học mà chỉ đạocác tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên triển khai thực hiện theo đặc điểm của tổchức mình. Lãnh đạo Công đoàn thành lập Ban thi đua và tổ chức các phong trào thiđua trong giảng dạy và công tác. Ban thi đua căn cứ vào tiêu chuẩn thi đua đãlượng hóa thành điểm do Đại hội viên chức đầu năm thông qua, để chấm điểmthành viên trong Hội đồng sư phạm nhà trường một cách công kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: