Danh mục

SKKN: Phần mềm hỗ trợ dạy - học Ngữ Văn 12 (học kỳ II)

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.10 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (32 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm mục đích góp phần nhỏ của mình tạo điều kiện bổ sung tài liệu, kiến thức, ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ đọc Văn, phát huy tính chuyên cần của học sinh trong quá trình đọc tư liệu và giáo viên có cơ sở dạy Ngữ Văn theo hướng tích hợp theo chuẩn kiến thức kĩ năng, góp phần thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phát huy thế mạnh của Công nghệ thông tin trong giảng dạy, nhất là ứng dụng có hiệu quả CNTT vào dạy học Ngữ Văn. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Phần mềm hỗ trợ dạy - học Ngữ Văn 12 (học kỳ II)”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Phần mềm hỗ trợ dạy - học Ngữ Văn 12 (học kỳ II) SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT B SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMPHẦN MỀM HỖ TRỢDẠY – HỌC NGỮ VĂN 12 (Học kỳ II) Giáo viên : NGUYỄN HIẾUI. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Năm học 2011-2012 được xác định là tiếp tục triển khai tích cực và hiệu quảcuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; cuộc vậnđộng “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phongtrào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”(Trích công văn số1366/SGDĐT-GDTrH V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học phổthông năm học 2011-2012 ngày 29 tháng 8 năm 2011 của Sở GD-ĐT Đồng Nai). - Ngày 30 tháng 09 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Chỉ thị số55/2008/CT- BGDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệthông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012, trong đó nhấn mạnh “Công nghệthông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợđổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụquan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước ”. - Trong bài phát biểu của lãnh đạo Sở GD & ĐT Đồng Nai tại Khai mạcHội nghị chuyên đề Ngữ văn Tổ chức ngày 09/12/2009 đã khẳng định : “Quakhảo sát, chúng tôi cho rằng có nhiều lý do, từ lý do chủ quan như chưa có quanniệm đúng, đặc biệt là hạn chế về trình độ vi tính, kỹ thuật soạn giảng đến những lýdo khách quan như thiếu cơ sở vật chất, thiếu thời gian cho nên giáo viên chưachuyển tải được ý tưởng của mình thành giáo án điện tử cụ thể và hiệu quả. Song,cũng cần thấy rằng, một số trường, một số giáo viên từ niềm say mê nghề nghiệp vàgiỏi công nghệ thông tin đã soạn được những giáo án điện tử môn Ngữ Văn có chấtlượng, tạo nên những giờ học sinh động, hấp dẫn hơn, giúp học sinh hứng thú và dễdàng tiếp thu sâu sắc kiến thức môn học. CNTT còn là phương tiện hỗ trợ soạn giảnggiúp người giáo viên chủ động, nhẹ nhàng hơn trong phương pháp dạy học của mình”. - Để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có tư liệu Đọc -Hiểu Ngữ văn ở lớp12 THPT- Ban cơ bản, tôi đã thiết kế trang WEB HỖ TRỢ GIÁO VIÊN SOẠNGIẢNG VÀ GIÚP HỌC SINH TỰ HỌC ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 12 (Tập I), đã đượcSở GD-ĐT thẩm định vào năm 2009. Đến nay, sau thời gian nghiên cứu, tôi tiếp tụcviết tiếp chuyên đề SKKN với giải pháp PHẦN MỀM HỖ TRỢ DẠY- HỌC NGỮVĂN 12 (Học kỳ II) nhằm mục đích góp phần nhỏ của mình tạo điều kiện bổ sungtài liệu, kiến thức, ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ Đọc Văn, phát huy tínhchuyên cần của học sinh trong quá trình đọc tư liệu và giáo viên có cơ sở dạy NgữVăn theo hướng tích hợp theo chuẩn kiến thức kĩ năng, góp phần thực hiện cuộc vậnđộng “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phát huythế mạnh của Công nghệ thông tin trong giảng dạy, nhất là ứng dụng có hiệu quảCNTT vào dạy học Ngữ văn. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀTÀI. 1. Thuận lợi : -Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã trở nên phổ biến,là chủ trương lớn của ngành giáo dục, đã được đa số giáo viên hưởng ứng.Vớiphương tiên kỹ thuật hiện đại, cơ sở vật chất được trang bị cho các trường học tươngđối đầy đủ, giáo viên dễ dàng ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương phápdạy học theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo. -Thiết kế trang web để làm tư liệu cho giảng dạy, nhất là Đọc hiểu Ngữ văn đãđược các công ty phần mềm bắt đầu nghiên cứu, đầu tư, sọan thảo, nhưng mới chỉdừng lại hệ thống kiến thức cơ bản, bài tập trắc nghiệm như đĩa CD Ôn luyện văn thiĐại học, các bài giảng, bài thi trắc nghiệm trực tuyến trên internet chứ chưa đi sâuvào tìm hiểu một tác gia, tác phẩm, cung cấp cho giáo viên và học sinh có tư liệu hìnhảnh, phim tư liệu, văn bản, từ điển v.v để dễ học, dễ nhớ kiến thức cơ bản và tìm hiểutrọn vẹn một tác phẩm trong chương trình. 2. Khó khăn : - Trong các năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nóichung, trong giờ Văn nói riêng đã trở thành phong trào rộng khắp. Tuy nhiên, khókhăn hiện nay đối với môn Văn khi ứng dụng công nghệ thông tin là dễ rơi vào haicách làm: một là xảy ra tình trạng lạm dụng công nghệ, làm mất đi cái hồn của tácphẩm một khi tất cả đều dựa vào máy móc vi tính để nói thay tất cả, khiến học sinhkhông có dịp rung cảm, sống cùng tác giả, tác phẩm; hai là tình trạng buông lỏng , “dịứng” với công nghệ thông tin, cho rằng dạy Văn mà sử dụng CNTT thì sẽ làm khổgiáo viên vì tốn thời gian chuẩn bị bài giảng. -Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là đưa công nghệ thông tin vào giờ Đọc văn ở mứcđộ nào là hợp lý, có hiệu quả ? Hơn nữa, làm sao cả giáo viên và học sinh có đủnguồn tài liệu để tiếp cận văn bản một các trọn vẹn, nhất là với các bài đọc hiểu chỉhọc phần trích đoạn? Mặt khác, làm sao giúp giáo viên củng cố kiến thức sau giờ dạycho học sinh, đồng thời học sinh có thể tự kiểm tra quá trình tự học của mình? Đây làmột vấn để khó khăn cần tháo gỡ. Chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm này xin góp mộtphần được tháo gỡ những trở ngại đó. 3. Số liệu thống kê : Dạy và học Ngữ Văn 12 trong trường THPT hiện nay chỉ có: - 01 cuốn sách giáo khoa, Sách giáo viên Ngữ Văn; - 01 số sách tham khảo bài tập tự luận và trắc nghiệm; - Một vài hình ảnh minh họa trong sách và băng đĩa rời phục vụ bài giảng; Nhận xét: Qua thống kê, bản thân nhận thấy tư liệu để dạy Ngữ văn 12 còn ít ỏihoặc giá thành cao nên khó phổ biến rộng rãi đến tất cả giáo viên và học sinh. III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI :1-Cơ sở lý luận : -“Một cán bộ nghiên cứu hay một giáo viên có trình độ ứng dụng công nghệthông tin, chắc sẽ có những suy nghĩ và hành động khác một người không biết gì vềnhững ứng dụng này. Người biết những ứng dụng này chắc chắn sẽ dạy các tác phẩmcủa Nguyễn Trãi, Nguyễ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: