Danh mục

SKKN: Phương pháp giảng dạy một số nội dung khó trong chương trình Tin học 11

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 698.22 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến “Phương pháp giảng dạy một số nội dung khó trong chương trình Tin học 11” nhằm giúp các em biết cách tiếp cận với những nội dung đó ở một góc độ dễ hơn, trực quan hơn, từ đó hiểu rõ được ngữ nghĩa cũng như cách sử dụng các câu lệnh phù hợp để có thể tiếp thu tốt nội dung bài học và làm tốt các bài tập áp dụng, từ đó cảm thấy yêu thích hơn môn tin học nói chung và nội dung về ngôn ngữ lập trình nói riêng. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Phương pháp giảng dạy một số nội dung khó trong chương trình Tin học 11 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMPHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MỘT SỐ NỘI DUNG KHÓ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC 11 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Công nghệ thông tin là một ngành khoa học đang phát triển rất mạnh mẽ.Sự bùng nổ thông tin trong thời đại ngày nay, tốc độ phát triển của công nghệthông tin khiến cho người thầy không thể dạy hết mọi điều cho học trò, mà dù cókéo dài thời gian để dạy hết mọi điều thì rồi các kiến thức đó cũng nhanh chóngtrở nên lạc hậu, Do đó người thầy cần phải tìm ra phương pháp dạy học tích cực hơn đểtăng hiệu quả dạy và học. Dạy học sinh cách chủ động, phương pháp học, cáchhọc những điều mà thực tế đòi hỏi thay vì chuyển tải một lượng kiến thức quánhiều đến mức học sinh không thể nhớ nổi hoặc có nhớ lúc học, còn lúc cần vậndụng thì quên hết. Môn Tin học là một môn học mới mẻ của học sinh THPT, học sinh chưa cókhái niệm về công nghệ thông tin, khái niệm thuật toán trong các ngôn ngữ lậptrình, vì vậy rất khó cho việc dạy và học.Vậy cần phải có phương pháp dạy và học cho một môn học hoàn toàn mới. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường THPT NGÔ SĨ LIÊN tôi thấyrằng, để đạt hiệu quả cao trong mỗi phần học, tiết học cần có cách thiết kế bàigiảng cho phù hợp với nội dung kiến thức; phương pháp, phương tiện dạy học phảiphù hợp với từng đối tượng học sinh. Để qua mỗi phần học, tiết học học sinh thíchthú với kiến thức mới, qua đó hiểu được kiến thức đã học trên lớp, đồng thời họcsinh thấy được tầm quan trọng của vấn đề và việc ứng dụng của kiến thức trước hếtđể đáp ứng những yêu cầu của môn học, sau đó là việc ứng dụng của nó vào cáccông việc thực tiễn trong đời sống xã hội (nếu có). Trong thời đại thông tin bùng nổ ngày nay, việc lập được các chương trìnhtự hoạt động cho máy tính, máy gia dụng là cần thiết. Và để làm được việc đó cầncó một quá trình nghiên cứu, học tập về ngôn ngữ lập trình lâu dài, qua đó nhà lậptrình có thể chọn một ngôn ngữ lập trình thích hợp. Tuy nhiên mọi thứ đều có điểmkhởi đầu của nó, với học sinh việc học Pascal là khởi đầu cho việc tiếp cận ngônngữ lập trình bậc cao, qua đó giúp các em hình dung được sự ra đời, cấu tạo, hoạtđộng cũng như ích lợi của các chương trình hoạt động trong máy tính, các máy tựđộng…Quá đó giúp các em có thêm một định hướng, một niềm đam mê về tin học,về nghề nghiệp mà các em chọn sau này. Đồng thời Pascal là một ngôn ngữ có cấutrúc thể hiện trên 3 yếu tố: Cấu trúc về mặt dữ liệu, cấu trúc về mặt lệnh, cấu trúcvề mặt chương trình. Ở một khía cạnh khác, trong chương trình tin học lớp 11, ngoài những nộidung đã được Bộ GD&ĐT đưa vào phần nội dung giảm tải. Vẫn còn một số nộidung mà những học sinh mới được tiếp xúc với môn học Pascal cảm thấy khó tiếpthu, khó hiểu và không làm được các bài tập áp dụng. Xuất phát từ cơ sở trên, tôi đã chọn đề tài “PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠYMỘT SỐ NỘI DUNG KHÓ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC 11”, nhằmgiúp các em biết cách tiếp cận với những nội dung đó ở một góc độ dễ hơn, trựcquan hơn, từ đó hiểu rõ được ngữ nghĩa cũng như cách sử dụng các câu lệnh phùhợp để có thể tiếp thu tốt nội dung bài học và làm tốt các bài tập áp dụng, từ đócảm thấy yêu thích hơn môn tin học nói chung và nội dung về ngôn ngữ lập trìnhnói riêng. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1 Mục đích chọn đề tài Trong quá trình học một vấn đề mới thì học sinh cần phải có sự liên hệ vớinhững nội dung đã được học từ những bài trước, phân biệt được sự khác nhau vềkiểu dữ liệu, về cấu trúc và về câu lệnh. Từ đó mới hình thành được khả năng tưduy và tiếp thu được nội dung mới của bài học. Vấn đề này được thể hiện khá rõkhi học tới nội dung kiểu mảng một chiều (là dãy hữu hạn các phần tử có cùng kiểudữ liệu), kiểu xâu (có thể xem như mảng một chiều mà mỗi phần tử là một kí tự). Một nội dung khác là “Chương trình con và phân loại ”. Học sinh cần hìnhdung được chương trình thường có những đoạn chương trình hay phép tính lặp lạinhiều lần. Nếu mỗi lần lặp lại, ta phải viết những đoạn lệnh như nhau thì chươngtrình trở nên dài dòng, rối rắm và mất thời gian vô ích. Để giải quyết những trườnghợp như vậy, Pascal cho phép tạo ra các module, mỗi module mang một đoạnchương trình gọi là chương trình con (subroutine hay subprogram). Mỗi chươngtrình con sẽ mang một tên khác nhau. Một module chỉ cần viết một lần và sau đócó thể truy xuất nó nhiều lần, bất kỳ nơi nào trong chương trình chính. Khi cầnthiết, ta chỉ việc gọi tên chương trình con đó ra để thi hành lệnh. Học sinh hiểuđược việc sử dụng chương trình con, chương trình có thể tiết kiệm được ô nhớ.Đồng thời, có thể kiểm tra tính logic trong tiến trình lập trình cho máy tính điệntử, có thể nhanh chóng loại bỏ những sai sót khi cần hiệu chỉnh hay cải tiếnchương trình. Đây là khái niệm cơ bản trong ý tưởng lập chương trình có cấutrúc. Một quá trình tính cũng có thể c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: