Danh mục

SKKN: Phương pháp ôn tập Lịch sử lớp 9

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 334.63 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người dạy phải đề ra những phương pháp ôn tập phù hợp với đối tượng học sinh giúp các em nắm bắt nhanh và lưu giữ tốt kiến thức lịch sử, biết nhận xét, đánh giá một sự kiện, một chân dung, một giai đoạn lịch sử... Tạo nên hứng thú trong quá trình chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh. Vì vậy phương pháp ôn tập lịch sử có vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy lịch sử ở các lớp THCS nói chung và lớp 9 cuối cấp THCS nói riêng. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Phương pháp ôn tập Lịch sử lớp 9”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Phương pháp ôn tập Lịch sử lớp 9 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMPHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 9 A: ĐẶT VẤN ĐỀ Lịch sử có một vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệtrẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ truyền thống dẫn tộc, tựhào với truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta, xác định nhiệmvụ hiện tại, có thái độ đúng với quy luật của tương lai nhất là đối với học sinhlớp 9 cuối cấp Trung học cơ sở. Tuy nhiên hiện tại có những nhận thức sai lệch về vị trí chức năng củabộ môn trong đời sống xã hội dẫn đến sự giải sút chất lượng bộ môn trênnhiều mặt. Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản phổthông, nhớ sai, nhớ nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến ởnhiều trường hiện nay. Đứng trước tình hình đó, là một giáo viên giảng dạy lịch sử đã trên 10năm, tham dự nhiều chuyên đề do Phòng, Sở tổ chức, lại trực tiếp dạy mônlịch sử lớp 9 tôi muốn nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân trongphương pháp ôn tập Lịch sử lớp 9 để nâng cao nhận thức lịch sử cho học sinhcuối cấp đảm bảo cho các em có đủ hành trang kiến thức để bước vào cấp họcTrung học phổ thông. Rất mong được bạn đọc góp ý kiến phê bình! B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1) Cơ sở lý luận: Như ta đã biết, dạy học lịch sử là quá trình giáo viên cung cấp cho họcsinh những kiến thức cơ bản về lịch sử nhằm phục vụ cho việc giáo dưỡng,giáo dục và phát triển học sinh qua môn học. Lịch sử vốn tồn tại khách quan,là những vấn đề đã xảy ra trong quá khứ nên trong quá trình giảng dạy ôn tậpđể học sinh nắm bắt được những hình ảnh lịch sử cụ thể, đòi hỏi bên cạnhnhững lời nói sinh động giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy dạykhác nhau để đạt được hiệu quả cao trong truyền thụ. Căn cứ vào tài liệu học tập và mục đích truyền thụ người dạy phải đềra những phương pháp ôn tập phù hợp với đối tượng học sinh giúp các emnắm bắt nhanh và lưu giữ tốt kiến thức lịch sử, biết nhận xét, đánh giá một sựkiện, một chân dung, một giai đoạn lịch sử... Tạo nên hứng thú trong quátrình chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh. Vì vậy phương pháp ôn tậplịch sử có vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy lịch sử ở các lớpTHCS nói chung và lớp 9 cuối cấp THCS nói riêng. 2) Cơ sở thực tiễn: Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lịch sử ở bậc THCS trên 10 năm, đặcbiệt là 9 năm dạy lịch sử lớp 9 tôi thấy: - Học sinh chưa thực sự yêu thích môn học bởi trong quá trình giảngdạy, ôn tập nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp để tạo nên hứngthú, kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của học sinh. - Khả năng nắm bắt, đánh giá sự kiện lịch sử của học sinh chưa cao,chưa hiểu hết bản chất của một sự kiện, vấn đề lịch sử. - Phương pháp ôn tập cuối cấp còn nghèo nàn, đơn điệu, khả năng kếthợp đa dạng các phương pháp trong ôn tập chưa tốt, tính sáng tạo trong giảngdạy chưa cao. - Kết quả học tập của học sinh còn thấp đặc biệt là ở kỳ thi học sinhgiỏi và thi tốt nghiệp hàng năm. * Xuất phát từ nhu cầu của học sinh và tình hình môn học, qua quá trìnhgiảng dạy và tìm tòi phương pháp tôi đã thực nghiệm phương pháp ôn tập tổnghợp, kết quả học sinh học tập chăm chỉ, hứng thú, nắm bắt sử liệu nhanh, quá trìnhtư duy tổng hợp, so sánh, nhận xét đánh giá linh hoạt hẳn lên, kết quả thi học sinhgiỏi, thi tốt nghiệp ngày càng cao. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi đã quyếtđịnh chọn đề tài này để nêu lên những kinh nghiệm bản thân, đóng góp một ý kiếnvào quá trình đổi mới môn học nâng cao khả năng nhận thức và kết quả học tậpmôn lịch sử ở lớp 9 cuối cấp THCS. II: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 1) Đặc điểm tình hình 1.1. Thuận lợi - Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, có kỹ năng làm bài tập lịch sử. - Học sinh ham thích tìm hiểu kiến thức lịch sử trong giờ học các emhọc tập tích cực, thực sự là trung tâm của quá trình dạy học. - Khả năng nắm bắt sử liệu tốt, biết so sánh đánh giá sự kiện lịch sử. - Đội ngũ giáo viên dạy lịch sử khá đồng đều ở các khối lớp, tham giađầy đủ các chuyên đề đổi mới phương pháp do Sở, Phòng tổ chức. - Phương tiện trực quan trong giảng dạy đã được quan tâm mua sắm khá đầy đủ. - Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đến quá trình đổi mớiphương pháp, luôn tạo điều kiện để người dạy phát huy tốt khả năng của bản thân,có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng tốt nghiệp và đội ngũ học sinhgiỏi các cấp. 1.2. Khó khăn. - Đặc điểm vùng dân cư: + Năm 2000 - 2001: Công tác giảng dạy tại Nga Điền vùng có 80%dân cư theo đạo Thiên chúa giáo, trình độ dân trí thấp, sự quan tâm đến giáodục của các cấp ngành chưa cao. + Năm học 2002 - 2003: Công tác giảng dạy tại trường THCS NgaThành vùng dân cư thuần nông, nghề phụ phát triển, học sinh chưa thực sựchăm học. - Nhìn chung trình độ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: