Danh mục

SKKN: Phương pháp 'thảo luận nhóm' trong dạy học môn Lịch sử lớp 5

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.86 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong dạy học môn Lịch sử của bậc tiểu học nói chung và dạy học môn Lịch sử lớp 5 của trường tiểu học Kim Đồng nói riêng. Để khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động học tập có hiệu quả, do đó phải xây dựng được tinh thần, nề nếp cách tự học và phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác phù hợp với tâm sinh lí, lứa tuổi của các em, nó mang tính hiếu động, tò mò ưa khám phá cái mới. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Phương pháp “thảo luận nhóm” trong dạy học môn Lịch sử lớp 5”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Phương pháp “thảo luận nhóm” trong dạy học môn Lịch sử lớp 5Đề tài: PHƯƠNG PHÁP “THẢO LUẬN NHÓM” TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 5 DakLak, 2013 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 06-CT/w của Bộ chính trị về thực hiệncuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị33/2006/CT-TTG của thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phụcbệnh thành tích trong giáo dục thông qua cuộc vận động “ Hai không” củangành, thực hiện cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đứctự học và sáng tạo. Thực hiện nội dung giáo dục “ Học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh” trong các môn học và giáo dục ở Tiểu học. Tiếp tục triển khai các biện pháp chấm dứt hiện tượng học sinh khôngđạt chuẩn tối thiểu kiến thức, kỷ năng cho lên lớp, giảm tỷ lệ học sinh yếu,học sinh bỏ học, đánh giá đúng chất lượng giáo dục trong trường Tiểu học.giáo dục Tiểu học đã có những chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệuquả giáo dục, từng bước ổn định vững chắc, đáp ứng mục tiêu cơ bản của cấphọc trong giai đoạn giáo dục công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tiểu học đã trưởng thànhrõ rệt với trên 85% cán bộ quản lý và gần 70% giáo viên có trình độ đào tạotrên chuẩn. Giáo viên tiểu học đã làm quyen với việc đổi mới nội dung,phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh, góp phầnquan trọng đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ em và nâng cao chấtlượng hiệu quả giáo dục tiểu học. Trẻ nhận được một nền giáo dục phù hợpvới hoàn cảnh sống, nhu cầu và khả năng học tập của trẻ. Những thành côngđó tạo nên diện mạo mới, sự phát triển giáo dục. Như vậy, giáo dục tiểu học lànền tảng của giáo dục phổ thông; đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàndiện con ngưòi. Thành quả của giáo dục tiểu học có giá trị cơ bản, lâu dài, cótính quyết định, vì thế, làm tốt giáo dục tiểu học là đảm bảo sự phát triển bềnvững của đất nước. Đổi mới phương pháp dạy học có thể hiểu là tìm con đường ngắnnhất để đạt chất lượng và hiệu quả dạy học cao. Con đường này không có sẵn,không bằng phẳng đầy hoa thơm trái ngọt mà có cả chông gai, khúc khuỷugập ghềnh, với sự đan xen giữa cái chung và cái riêng, cái nhìn thấy và chưathấy, cái cũ và cái mới. Vì vậy đổi mới phương pháp bao gồm cả hai mặt;phải đưa vào phương pháp dạy học mới đồng thời tích cực phát huy những ưuđiểm của phương pháp dạy học truyền thống. Lí luận dạy học không cóphương pháp vạn năng; đặc biệt trong yếu tố giáo dục, yếu tố kinh nghiệm vàsự kế thừa thể hiện khá đậm nét( thuyết trình, vấn đáp là những phương pháprất xưa, cũ, nhưng hiện tại vẫn được sử dụng trong các tiết dạy với mức độđậm nhạt khác nhau). Đổi mới phương pháp là sự kết hợp nhuần nhuyễn sángtạo kinh nghiệm của giáo viên với những yếu tố mới của phương pháp hiệnđại, với cách nhìn phương pháp mới , giáo viên có thể thực hiện việc cải tiếnphương pháp dạy học. Đặc điểm từng loại bài nhằm phát huy tính tích cực, tưduy độc lập, hoạt động sáng tạo trong nhận thức của học sinh. Điểm cơ bản làchuyển từ học tập thụ động, ghi nhớ kiến thức là chính sang học tập tích cực,chủ động, sáng tạo, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nhằm giúp học sinh hình thành nhữngcơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thểchất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học lên trung học cơ sở.Phương pháp giáo dục tiểu học là phát huy được tính tự giác tích cực, chủđộng, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, hoạt động giáodục, đặc điểm đối tượng học sinh và điều kiện của từng lớp và đặc thù với địaphương, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác rènluyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đemlại niềm vui hứng thú học tập của học sinh. Làm thế nào để có một phươngpháp giáo dục vừa học đuợc các năng lực cơ bản như tư duy, phân tích, tổnghợp, quyết định và hành động, mô hình hoá, cụ thể hoá bằng việc làm củangười học thì mới có được kiến thức chắc chắn. Để đạt được mục tiêu đề ra trong quá trình dạy học kinh nghiệm của bảnthân tôi đúc kết lại là: hoạt động dạy học của người giáo viên và hoạt độnghọc của học sinh, hai hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó làhoạt động mở rộng và cung cấp kiến thức của giáo viên và tiếp nhận kiến thứccủa học sinh , trong một hệ thống hợp lí, có sự hợp tác và phân công chia sẻđánh giá và điều chỉnh để tránh sự phân tán. Cung cấp và tiếp nhận, ngườigiáo viên cung cấp kiến thức song không biết cung cấp cũng không mang lạihiệu quả , bởi người tiếp nhận không nhiệt tình không hào hứng thì việc traođổi sẽ mất đi tính hiệu quả, vì thế người tiếp nhận cũng rất quan trọng, nhưngphải đảm bảo vừa sức và gây được sự hứng thú thì mới tiếp nhận một cáchđầy đủ và trọn vẹn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: